Danh sách Blog của Tôi

Bùi thụy hoàng long 0934182225-0961200667... Bảng giá tư vấn giám sát

Mục TIN:
    • BẢNG BÁO GIÁ TIỀN TƯ VẤN GIÁM SÁT.
    • KIẾN THỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT
...............
••• 08/03/2020


Mục 1: 
     BÁO GIÁ TIỀN TƯ VẤN GIÁM SÁT

 • Báo giá đến khách hàng trong 3 phương cách như sau.
   - Phương cách 1:
   Tính 5% trên tổng giá trị hợp đồng giữa chủ nhà với đơn vị lãnh thầu trọn gói chìa khóa trao tay,đến khi bên thầu bàn giao là xong.
  - Phương cách 2:
   Tính theo giao kết giữa TƯ VẤN GIÁM SÁT VỚI CHỦ NHÀ. (Dựa Theo tiến độ công trình cho đến khi bên thầu bàn giao),giá thương lượng giữa 2 bên sao cho hợp lý.
   - Phương cách 3:
    Tính theo lương tháng (từ 10 triệu/1 tháng đến 25 triệu/1 tháng,tùy theo loại công trình và độ lớn nhỏ của công trình)....chủ nhà trả tiền lương cho TƯ vấn giám sát theo từng tháng cho đến khi bên thầu bàn giao.

   * công việc của TƯ VẤN GIÁM SÁT:
   - Kiến thức TVGS dựa vào các thông tư,nghị định,văn bản pháp luật  về Quy Chuẩn và Tiêu Chuẩn của bộ Xây Dựng ban hành và có hiệu lực tại luật bộ luật XÂY DỰNG 2014-2016 đã đuợc quốc hội thông qua và đã duyệt ban hành hành thực thi.
- Công việc cụ thể:
   • Kiểm tra lại bản vẽ thiết kế thi công xem xét sự phù hợp kết cấu, kiến trúc khi đang xây dựng.
   • Giám sát chất lượng cọc và kỹ thuật ép cọc theo thiết kế đối với công trình nếu ở giai đoạn bắt đầu.
   • Giám sát và kiểm tra nhà thầu thực hiện đúng những điều đã cam kết với chủ nhà đã ký trong hợp đồng.
   • Giám sát và kiểm tra nhà thầu thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt và nếu Nếu có phát sinh bổ sung so với thiết kế sẽ cùng chủ nhà giải quyết và đưa ra phương án tốt nhất.
   • Kiểm tra giám sát nhà thầu thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật chuyên môn trong xây dựng.
   •  Kiểm tra và nhắc nhở nhà thầu thực hiện đúng tiến độ thi công, vấn đề an toàn lao động trên công trình, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
  • Giúp và hỗ trợ chủ nhà mua vật tư thô hay vật tư phần hoàn thiện và tối đa tiết kiệm tài chính cho chủ nhà.
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình để xây.
  • Trường hợp nghi ngờ vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện sai phạm thì sẽ   báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
   • Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường.
  • Nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trong quản lý chất lượng công trình xây dựng.

...............
   QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG KHI GIÁM SÁT:

* thứ 1 dựa vào tiêu chuẩn thiết kế:
++ phần móng:
• TCVN 10304:2014----móng cọc+ tiêu chuẩn thiết kế.
•TC anh....BS EN 1997-1:2004---nền và móng+ tiêu chuẩn thiết kế.

++ phần tải trọng:
• TCVN 2737:1995---tải trọng và tác động + tiêu chuẩn thiết kế.

++ phần BTCT+kết cấu thép:
• TCVN 5574:2012---kết cấu BTCT+ tiêu chuẩn thiết kế.
• TCVN 5575:2012---kết cấu thép+ tiêu chuẩn thiết kế.
•TC anh.....BS EN 1990-2002+a1 2005----tiêu chuẩn thiết kế kết cấu.
•TC anh....BS EN 1993- 1-1:2005---tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.

++phần chịu động đất:
• TCVN 9386:2012---thiết kế công trình chịu động đất+tiêu chuẩn thiết kế

++ phần bê tông:
• TCVN 198:1997---nhà cao tầng+ thiết kế kết cấu bê tông toàn khối.
•TC anh.....BS EN 1992- 1-1:2004----tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông
•TC anh.....BS EN 1992- 2-1:2004----tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông

.............
* Thứ 2: dựa vào tiêu chuẩn thi công:
++ phần móng:
• TCVN   9395:2012---khoan cọc nhồi+tiêu chuẩn thi công và ngiệm thu.

++ phần trắc địa:
•TCVN 309:2004---công tác trắc địa trong xây dựng công trình.

++ phần BTCT+kết cấu thép:
• TCVN  4453:1995---tiêu chuẩn nhiệm thu kết cấu bê tông cốt thép.
• TCVN 170: 1989---kết cấu thép+ gia công lắp ráp và nhiệm thu+ yêu cầu kỹ thuật.

++phần bê tông:
•TCVN 305:2004---bê tông khối lớn+quy phạm thi công và nhiệm thu.
• TCVN  8828:2011---bê tông yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên.
• và các tiêu chuẩn thi công và nhiệm thu theo hệ TCVN hiện hành
.................................
MỤC 2:

      KIẾN THỨC VÀ QUYỀN HẠN CHO 1 TƯ VẤN GIÁM SÁT KHI HOẠT ĐỘNG RIÊNG HOẶC ĐẠI DIỆN CHO BÊN THỨ 3 HAY LÀM CHO 1 CÔNG TY KHI ĐUỢC ĐỀ CỬ LÀM TƯ VẤN GIÁM SÁT TẠI CÔNG TRƯỜNG TƯ HAY NHÀ NƯỚC.

I.Yêu cầu đối với tư vấn giám sát:

- Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tư vấn giám sát thi công cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
1. Nắm vững các văn bản, quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành).

2. Có hiểu biết tốt về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật.

3. Có hiểu biết tốt về công tác xây lắp chủ yếu.

4. Tận tâm, trung thực trong công tác giám sát.

5. Là chuyên ngành lĩnh vực xây dựng được đào tạo  và có kinh nghiệm công tác tối thiểu 1 thời gian trong lĩnh vực phụ trách, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

6. Nắm vững các căn cứ pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan.

7. Nắm vững nội dung của hồ sơ thiết kế được duyệt, các điều kiện kỹ thuật riêng áp dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn Thiết kế lập. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy trình, quy phạm về thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan.

8. Nắm vững biện pháp và trình tự thi công được áp dụng.

9. Nắm được tiến độ và yêu cầu nhân lực, máy móc thiết bị cần phải có để thực hiện công việc, đặc biệt là yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân tương ứng với công việc họ thực hiện.

10. Phân tích đánh giá được chất lượng hoàn thành.

11. Hiểu và thực hiện đúng công tác nghiệm thu.

12. Khi phát hiện sai lỗi thì lập biên bản thông báo cho Ban QLDA, cấp trên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của nhà thầu (đối với sai lỗi của thi công) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để khắc phục.
......................
II. Nhiệm vụ của Tư vấn Giám sát:

1) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng.

2) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

3) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
- Tư vấn Giám sát phải theo dõi quá trình lấy mẫu và kiểm tra kết quả thí nghiệm của tổ chức xây lắp (thí nghiệm dung trọng đất, đúc mẫu, kiểm tra cường độ bê-tông, chất lượng mối hàn v.v…)
- Tư vấn Giám sát phải lập các biên bản nghiệm thu các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị được vận chuyển đến công trường nhằm loại bỏ các loại vật tư, vật liệu chất lượng xấu, không rõ nguồn gốc, không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật và không cho phép sử dụng chúng khi chưa có biện pháp xử lý kỹ thuật.
- Kiểm tra sự phù hợp về danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ đưa vào sử dụng trong công trình do Nhà thầu lập và trình trước khi thi công so với hồ sơ thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành được áp dụng.
- Tham gia kiểm định chất lượng và số lượng thiết bị công nghệ.
- Giám sát thực hiện các thí nghiệm hoặc kiểm tra thủ tục hợp pháp của các chứng chỉ thí nghiệm.
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì kiến nghị chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp.

4) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống toàn bộ quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Giám sát tiến độ thi công, theo dõi kế hoạch tiến độ thi công để thực hiện việc giám sát chất lượng xây lắp kịp thời.
- Ngăn chặn kịp thời những sai phạm kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động của đơn vị thi công phát hiện kịp thời những sai lỗi của thiết kế (kể cả tài liệu khảo sát, đo đạt……) và thi công xây lắp. Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của đơn vị xây lắp (KTB) để kịp thời phát hiện sai sót ngăn ngừa hiện tượng làm không đúng thiết kế, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật thi công, và các cam kết về chất lượng trong hợp đồng giao nhận thầu; kiểm tra xác nhận các khối lượng công trình phát sinh hợp lý do hoàn cảnh khách quan theo nhiệm vụ và thẩm quyền được giao (tăng giảm khối lượng, thay đổi quy cách vật liệu xây dựng, hậu quả, thiên tai…) làm cơ sở cho việc lập dự toán bổ sung và thanh quyết toán công trình.
- Trong kiểm tra theo giai đoạn cần xác định khối lượng, đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình đã hoàn thành làm cơ sở nghiệm thu bộ phận hạng mục công trình.
- Những khối lượng thực hiện mà Tư vấn Giám sát và KTB chưa thống nhất đánh giá tình trạng chất lượng thì Tư vấn Giám sát phải kịp thời đề đạt lên Ban QLDA không để ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình.
- Các bộ phận công trình sẽ bị che lấp hoặc những bộ phận quan trọng chủ yếu của công trình phải được kiểm tra đánh giá chất lượng công tác xây lắp đã hoàn thành, nghiệm thu bộ phận đó trước khi che lấp để thi công các công việc tiếp theo.
- Tham gia giải quyết hoặc giám sát việc xử lý các sự cố chất lượng công trình (nếu có) tùy theo tình hình, yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ được phân công.
- Tư vấn Giám sát phải ghi vào nhật ký công trình hoặc lập các biên bản hiện trường, biên bản giải quyết kỹ thuật những vấn đề sau:
a. Sự sai phạm so với thiết kế, các thiếu sót và các vi phạm những điều kiện kỹ thuật trong công tác xây lắp.
b. Các yêu cầu cụ thể, biện pháp khắc phục các khuyết tật; các sai phạm so với thiết kế và sự vi phạm các điều kiện kỹ thuật xác định rõ yêu cầu về thời gian để khắc phục các thiếu sót đó. Ghi rõ xử lý lần 1, xử lý lần 2. Sau lần yêu cầu thứ 2 mà đơn vị xây lắp vẫn chưa khắc phục triệt để thì phải kiến nghị ngay với cấp trên trực tiếp để yêu cầu xử lý.
c. Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đề xuất của tổ chức xây lắp đã được thiết kế chấp nhận bằng văn bản và của cán bộ giám sát tác giả thuộc cơ quan thiết kế.
d. Những dữ kiện cơ bản xảy ra trong ngày như thời tiết, diễn biến công tác ở từng vị trí, nhận xét qua sự chứng kiến công tác về tình hình chất lượng thi công công trình; ý kiến của những người liên quan đến công tác thi công và ý kiến giải quyết của tư vấn thiết kế và ý kiến của giám sát của nhà thầu.
- Tham gia vào các cuộc họp trao đổi về: Các biện pháp khắc phục sai lỗi, các kết cấu phức tạp, quan trọng cần quan tâm đặc biệt khi thi công (do tổ chức thiết kế trình bày). Hoặc giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
- Tư vấn Giám sát là thành viên tham gia tiểu ban kỹ thuật của Hội đồng nghiệm thu cơ sở; kiểm tra, nghiệm thu bộ phận; hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
- Tư vấn Giám sát tiến hành kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của Qui trình này;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế kiến nghị BQLDA ; Tư vấn thiết kế điều chỉnh;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Tư vấn Giám sát có trách nhiệm bảo quản các tài liệu được thiết lập trong quá trình xây, lắp sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công (nếu có), biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công để bàn giao cho tổ chức tiếp nhận đưa công trình vào sử dụng và cơ quan lưu trữ quản lý.
- Các Tư vấn Giám sát có nhiệm vụ báo cáo tình hình, chất lượng bộ phận, hạng mục công trình mình phụ trách theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng 6 tháng, năm cho Ban QLDA.
Các nhiệm vụ trên cùng với các trách nhiệm dưới đây của Tư vấn Giám sát không làm giảm trách nhiệm của Tổng thầu xây lắp và của các nhà thầu thành viên đối với chất lượng công trình mà Tổng thầu thực hiện theo hợp đồng.
........................
III. Quyền hạn của Tư vấn Giám sát:

1. Yêu cầu các đơn vị thi công công trình thực hiện đúng thiết kế được duyệt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và chế độ thể lệ quản lý xây dựng cơ bản. Ý kiến của Tư vấn Giám sát ghi trong nhật ký công trình là một yêu cầu bắt buộc các đơn vị thi công phải xem xét giải quyết thỏa đáng, kịp thời.

2. Không nghiệm thu xác nhận những khối lượng xây lắp và đề nghị không thanh toán các dạng khối lượng sau:
+ Các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế mà chưa được xử lý thỏa đáng, không đảm bảo chất lượng.
+ Các khối lượng chưa được kiểm tra, nghiệm thu.
+ Các công tác xây lắp đã hoàn thành có sử dụng các loại vật liệu không đảm bảo yêu cầu của thiết kế.
3. Ngừng có thời hạn phần việc xây lắp không bảo đảm chất lượng hoặc phát hiện các biến dạng đáng ngờ, có nguy cơ xảy ra sự cố đột biến đồng thời phải báo cáo nhanh cho Ban QLDA cho lãnh đạo đơn vị xây lắp, thiết kế biết để giải quyết và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
..........................
IV. Trách nhiệm của Tư vấn Giám sát
Tư vấn Giám sát hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban QLDA và pháp luật về việc:

1. Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế, không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác xây lắp không đảm bảo chất lượng.

2. Lập biên bản không đúng với thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ thuật.

3. Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ.

4. Các quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

5. Tư vấn Giám sát không được phép kiêm nhiệm các công trình của tổ chức xây lắp hoặc tổ chức thiết kế công trình mình phụ trách hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng của các cơ quan này giao cho.

6. Tư vấn Giám sát không được tự ý quyết định cho thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình xây dựng. Việc thay đổi thiết kế chỉ tiến hành theo thủ tục đã được quy định.

7. Ngoài ra Tư vấn Giám sát còn có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công thi công đúng tiến độ và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật Nhà nước về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.
...........................................................
Bảng khối lượng tỉnh tải.
1.....Cát nhỏ ( cát đen ):     1,20 T/m3
2.....Cát vừa ( cát vàng ):    1,40 T/m3
3.....Sỏi các loại:                  1,56 T/m3
4.....Đá đặc nguyên khai:    2,75 T/m3
5.....Đá dăm 0,5 à 2cm:       1,60 T/m3
6.....Đá dăm 3 à 8cm:           1,55 T/m3
7.....Đá hộc 15cm:                 1,50 T/m3
8:....Gạch vụn:                        1,35 T/m3
9......Xỉ than các loại:            0,75 T/m3
10.....Đất thịt:1,40 T/m3
11.....Vữa vôi:1,75 T/m3
12.....Vữa tam hợp:1,80 T/m3
13:.....Vữa bê tông:2,35 T/m3
14......Bê tông gạch vỡ:1,60 T/m3
15.....Khối xây gạch đặc:1,80 T/m3
16....Khối xây gạch có lỗ:1,50 T/m3
17....Khối xây đá hộc:2,40 T/m3
18.....Bê tông thường:2,20 T/m3
19....Bê tông cốt thép:2,50 T/m3
20....Bê tông bọt để ngăn cách:0,40 T/m3
21....Bê tông bọt để xây dựng:0,90 T/m3
22...Bê tông thạch cao với xỉ lò cao:1,30 T/m3
23....Bê tông thạch cao với xỉ lò cao cấp phối:1,00 T/m3
24... Bê tông rất nặng với gang dập:3,70 T/m3
25...Bê tông nhẹ với xỉ hạt:1,15 T/m3
26...Bê tông nhẹ với keramzit:1,20 T/m3
27...Gạch chỉ các loại:2,30 kg/ viên
28....Gạch lá nem 20x20x1,5 cm:1,00 kg/ viên
29....Gạch lá dừa 20x20x3,5 cm:1,10 kg/ viên
30...Gạch lá dừa 15,8x15,8x3,5 cm:1,60 kg/ viên
31...Gạch xi măng lát vỉa hè 30x30x3,5 cm:7,60 kg/ viên
32...Gạch thẻ 5x10x20 cm:1,60 kg/ viên
33...Gạch nung 4 lỗ 10x10x20 cm:1,60 kg/ viên
34....Gạch rỗng 4 lỗ vuông 20x9x9 cm
:1,45 kg/ viên
35....:Gạch hourdis các loại:4,40 kg/ viên
36....Gạch trang trí 20x20x6 cm:2,15 kg/ viên
37...Gạch xi măng hoa 15x15x1,5 cm:0,75 kg/ viên
38...Gạch xi măng hoa 20x10x1,5 cm:0,70 kg/ viên
39...Gạch men sứ 10x10x0,6 cm:0,16 kg/ viên
40....Gạch men sứ 15x15x0,5 cm:0,25 kg/viên
41...Gạch lát granitô:56,0 kg/ viên
42...Ngói móc:1,20 kg/ viên
43...Ngói máy 13 viên/m2:3,20 kg/ viên
44...Ngói máy 15 viên/m2:3,00 kg/ viên
45...Ngói máy 22 viên/m2:2,10 kg/ viên
46...Ngói bò dài 33 cm:1,90 kg/ viên
47...Ngói bò dài 39 cm:2,40 kg/ viên
48...Ngói bò dài 45 cm:2,60 kg/ viên
49...Ngói vẩy cá ( làm tường hoa ):0,96 kg/ viên
50...Tấm fibrô xi măng sóng:15,0 kg/ m2
51...Tôn sóng:8,00 kg/ m2
52...Ván gỗ dán:0,65 T/ m3
53...Vôi nhuyễn ở thể đặc:1,35 T/ m3
54...Carton:0,50 T/ m3
55...Gỗ xẻ thành phẩm nhóm II, III:1,00 T/ m3
56...Gỗ xẻ nhóm IV:0,91 T/ m3
57...Gỗ xẻ nhóm VII:0,67 T/ m3
58...Gỗ xẻ nhóm VIII:0,55 T/ m3
59...Tường 10 gạch thẻ:200 kg/m2
60...Tường 10 gạch ống:180 kg/m2
61...Tường 20 gạch thẻ:400 kg/m2
62...Tường 20 gạch ống:330 kg/m2
63...Mái Fibrô xi măng đòn tay gỗ:25 kg/m2
64...Mái Fibrô xi măng đòn tay thép hình:30 kg/m2
65...Mái ngói đỏ đòn tay gỗ:60 kg/m2
66. .Mái tôn thiếc đòn tay gỗ:15 kg/m2
67...Mái tôn thiếc đòn tay thép hình:20 kg/m2
68...Trần ván ép dầm gỗ:30 kg/m2
69:...Trần gỗ dán dầm gỗ: 20 kg/m2
70...Trần lưới sắt đắp vữa:90 kg/m2
71...Cửa kính khung gỗ:25 kg/m2
72...Cửa kính khung thép:40 kg/m2
73...Cửa ván gỗ ( panô ):30 kg/m2
74...Cửa thép khung thép:45 kg/m2
75...Sàn dầm gỗ , ván sàn gỗ:40 kg/m2
76...Sàn đan bê tông với 1cm chiều dày:25 kg/m2
............................................................
 * KIẾN THỨC TÍNH TOÁN SƠ BỘ CHO TVGS.
   1. Tính tải trọng cho cọc BTCT(cừ).
  + giới hạn cho phép cừ:


   • vuông D250/max250,300 =...<25 60-70="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n="" p="" t="" u="" v="" y="38">   • vuông D300/max250,300 =30 tấn và chịu tải đức gẩy= 42 tấn,lực ép cọc: 70-80 tấn.
   • Cừ tròn(li tâm) D250/max 550,600=...<25 38="" 80-90="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n.="" n="" p="" t="" u="" v="" y="">    • Cừ tròn D300/max550,600=...<30 45="" 90-120="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n...="" n="" p="" t="" u="" v="" y="">    • khoan cọc nhồi: max (#250,#300,#350)/ cọc: D300(tải<35 d400="" i="" n="" p="" t="">
 2. TÍNH TẢI TRỌNG CHO Nhà (cơ bản).
 • Tải trọng nhà = (tổng diện tích sàn..X..số tầng)..X..tỉnh tải(1,2 tấn-1,5 tấn)....X...hệ số an toàn(1,2).
 • giới hạn của cột <= 20 tấn/1 cột.
 • Chọn số cột cho nhà: tải trong nhà/20tấn 1 cột.
<25 60-70="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n="" p="" t="" u="" v="" y="38"><25 38="" 80-90="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n.="" n="" p="" t="" u="" v="" y=""><30 45="" 90-120="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n...="" n="" p="" t="" u="" v="" y=""><35 d400="" i="" n="" p="" t="">











<25 60-70="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n="" p="" t="" u="" v="" y="38"><25 38="" 80-90="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n.="" n="" p="" t="" u="" v="" y=""><30 45="" 90-120="" c:="" c="" ch="" g="" i="" l="" n...="" n="" p="" t="" u="" v="" y=""><35 d400="" i="" n="" p="" t="">