Danh sách Blog của Tôi

Bùi thụy hoàng long 0934182225-0961200667...542/5 nguyễn thái sơn,phường 5,gò vấp,hcm,vn


































 BÙI THỤY HOÀNG LONG,CHUYÊN VỀ THIẾT KÊ-SỬA CHỮA-XÂY MƠI-DECOR: NHÀ PHỐ,BIỆT THỰ,BUILDING,XƯỞNG,VĂN PHÒNG,COFFEE,NHÀ HÀNG,BAR,BEERCLUB,SHOP, PHÒNG TRƯNG BẦY.. 


......

.......
......


........


........



.......

......


.....

........


.....


.......

.......

.......


........


.......




Bùi thụy hoàng long 05/03-2024


BÙI THỤY HOÀNG LONG,CHUYÊN VỀ THIẾT KÊ-SỬA CHỮA-XÂY MƠI-DECOR: NHÀ PHỐ,BIỆT THỰ,BUILDING,XƯỞNG,VĂN PHÒNG,COFFEE,NHÀ HÀNG,BAR,BEERCLUB,SHOP, PHÒNG TRƯNG BẦY.. 




......



......



......


.....

.......

......

........
.........

......


.......
........

......
........






bùi thụy hoàng long

 




Mục tin: 

          CÁCH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CẦU THANG-CÁCH ĐÓNG CỐP PHA.

    • Diễn giải cách Thiết kế,cách làm cầu thang: Vuông 2 vế,3 vế ,4 vế, thang Ziczắc cho loại cầu thang BTCT.
    • Diễn giải cách thiết kế,cách làm cầu thang: cầu thang lượn,cầu thanh xoắn cho loại cầu thang Sắt,Cấu thang BTCT.
   • Diễn giải cách đóng coppha cho cột,cho dầm,cho sàn,cho cầu thang các loại.
...................
••√ BÙI THỤY HOÀNG LONG(Bùi Long): 0934182225-0961200667 chuyên thiết kế kiến trúc-chuyên triển khai kỹ thuật thi công xây dựng-chuyên tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng,Chuyên Thi công và sửa chữa nhà phố-biệt thự-văn phòng-quán xá.

•••√ Có nhu cầu liên hệ mình nhé:
    - 542/5 đường nguyễn thái sơn,phường 5,quận gò vấp,,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.
     - 312/3c đường âu dương lân,phường 3,quận 8,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.
     - số 21/1 đuờng tỉnh lộ 328, thạnh sơn 3, xã phước tân,huyện xuyên mộc,tỉnh bà rịa -vũng tàu,việt nam...
    - Phone: 0934182225-0961200667.
• Bùi long:  Email: builongxaydung@gmail.com
Https://buithuyhoanglong.blogspot.com
Https://hlongxaydung.blogspot.com
Https://builong0961200667.blogspot.com
Https://noithatlong.blogspot.com

.....................
Phần nội dung chính:

     A...CÁCH THIẾT KẾ CẦU THANG.

1./...... Diễn giải cách Thiết kế,cách làm cầu thang Vuông(cầu thang Mâm): 2 vế,3 vế,4 vế cho loại cầu thang BTCT,cầu thang lượn,cầu thang xoắn.

* thứ 1:
       Cách thiết kế cầu thang vuông BTCT.
• Xác định cây đà trên sàn và đà dưới chân của cầu thang,Tim của đà dưới là mép ngoài của đà trên sàn hoặc rìa gì đó cũng được(cái này tầng trệt nhé,ta cứ tính mép bậc 1 hoàn thiện nằm giữa tim cây dầm chân cầu thang  hay rìa trong và ngoài gì đó là được,tính sao cho đúng kích thước chiều cao bậc và rộng của bật thứ 1, và đủ chuẩn tất cả số bậc ở vế 1 là chuẩn),còn tầng trên thì 2 đà trên dưới trùng nhau nhé,xác định sao cho mép của bật 1 trùng với mép của đỉnh bật trên.
• cần biết chiều cao thông thủy của tầng từ nền lên tầng 1.(3.6met - 3.9met- hoặc thấp và cao hơn) theo cos hiện trạng đang thi công để chia cho chuẩn.
• xác định chiều cao bậc để bước lên,thường(140mm-180mm). Cái này tự cho theo truyền thống nha.
• xác định chiều dọc bản thang(thường là 220mm-300mm). Số này tự cho nha.
• xác định số bậc(lưu ý phong thủy: sinh- lão- bệnh- tử: 4.n + 1 hoặc 2 bậc ).
   chiều cao thông thủy/cao bậc=  số bậc(nhớ làm tròn).
• xác định chiều rộng của ô thang(thường là 0.6 met -1.2met nhà phố, 1met- 1.5met biệt thự,chuẩn là 0.9met nhà phố hoặc 1.2met nhà biệt thự),cái này tự cho theo truyền thống nha.
• xác định chiều rộng,chiều ngang của chiếu nghĩ( thường là 0.6 met -1.2met nhà phố, 1met- 1.5met biệt thự,chuẩn là 0.9met nhà phố hoặc 1.2met nhà biệt thự).
• xác định chiều cao của chiếu nghĩ thứ 1(1 chiếu hoặc 2 chiếu,3 chiếu..),thường lấy khoản giữa nha,cao qua đầu thì tốt,né phong thủy 1 chút.
• phong thủy là tính tổng hết tất cả số bật cầu thang trong nhà,lấy số bật tầng 1 làm chuẩn.

............
* Thứ 2:
   Cách thiết kế cầu thang lượn,cầu thang xoắn.
   + Dựa vào công thức liên quan toán học hình tròn nha.
•  D(đường kính)= 2r(bán kính)....r= D/2....r2= (D2/4)....
•  S(diện tích) tròn= r2 X 3.14= (D2/4) X 3.14...
• C(chi vi) tròn = 2r X 3.14 = D x3.14.

••• Chia ô bậc cầu thang trong hình tròn và tìm chiều dài dây cung của 1 bậc.
....Ta cần biết chiều cao thông thủy.
....Ta cần biết chiều cao của bậc.
....Cao thông thủy/cao bậc= số bậc.
....Cần biết đường kính hình tròn.(đơn vị mét).
.... Xác định chu vi hình tròn khi đã biết đường kính
....Xác định số độ hình tròn: 1/2 vòng 180°,1 vòng 360°,1.5 vòng=540°,2 vòng 720°.
    Tổng số độ/tổng bậc= số độ của 1 bật(nó là bậc).
.... Số độ của 1 bật/Tổng số độ= độ lệch trong hình tròn.
.... Độ lệch trong hình tròn  X  chu vi hình tròn = chiều dài dây cung cần tìm.
  .... Đối chiếu kết quả dây cung trong và dây cung ngoài và sao cho trong khoản 500mm đổ lại là được.
       Kết quả dây cung X Số bật = chu vi cầu thang và chiếu ứng với số độ.

••• Rộng cầu thang:
   • Cầu thang sắt: 0.6met - 0.7met
   • cầu thang BTCT: 0.9-1.2met
   • Khi đóng cóp pha ngoài vấn đề xác định cung và khoản lượn cầu thang thì ta nên chiếu ngang cao độ của bậc để xây bậc.
  • Xác định cung tròn giếng trời để làm.

.......................................

      B..CÁCH THI CÔNG,CÁCH LÀM,CÁCH ĐÓNG COPPHA CẦU THANG

2./....... Cách thi công,cách đóng coppha cầu thang lượn,xoắn:cầu thang sắt,cầu thang BTCT.

  * Ghi chú chung:
   • dựa vào bản vẽ thiết kế ta cần tìm cos của chiếu nghĩ cần làm.
   • Vì quá trình thi công lộn xộn nên cos 0.√000( cos nền của nhà)  rất khó tìm nên khi ta thi công cầu thang ta dựa vào cos gửi trên tường gạch nha,thường là 1met hoặc 1,05met và khi làm thục thấp lại lớp hoàn thiện nền nhé,thường là 5 phân(50mm,5cm).
  • khi thi công nền hoàn thiện trừ 5 phân(50mm,5cm) thì phần cầu thang cũng phải trừ 5 phân nha.
  • Ta dựa vào cos gửi 0√000 để đo chiếu nghĩ của cầu thang,từ đó ta làm dấu để xác định chiều cao chiếu nghĩ cầu thang. Khi đóng coppha ta thục thấp lại 1 lớp hoàn thiện(5 phân) và 1 lớp bản sàn cầu thang(8 phân hay 10 phân).
   • Bản thang thông thường cho nhà phố và biệt thự có độ dầy 80mm-100mm,lớp hoàn thiện hồ cán và đá lát 40mm-50mm.(2 lớp cộng lại: 120mm-130mm) ,dùng sắt phi #10a <200mm đan lồng làm cos đỡ cho thang.


* Cách thi công từng loại cầu thang.
a....Cầu thang sắt lượn,xoắn.
  ••• Cầu thang sắt:(làm theo truyền thống).
• Cần biết chiều cao thông thủy.
• cần biết chiều cao bậc.
• Tìm số bậc: chiều cao thông thủy/chiều cao bật= số bậc.(dùng 4.n+1,2 nha).
• chiều rộng thang thường dùng là: 600mm-650mm nhà phố thường,800mm- 1000mm nhà lớn.
• chọn cây sắt trụ (vòng tròn trong),thường dùng sắt phi: #76,#90,#114 làm trụ.
•••  cách thi công:
• Dùng 1 tấm giấy lớn vẽ và cắt ra,vẽ đường kính trụ(phi: #76,#90,#114).
• vẽ chiều rộng bản thang(dài: 600mm-650mm) rồi làm dấu lúc đó ta lấy dây quét 1 hình tròn  là ta sẽ biết đường kính của cầu thang.
• Ta lấy số độ tổng cầu thang/ số bậc  = số độ nằm trong hình tròn đó.
• Ta Lấy thước độ đo là vẽ ra 1 bậc thang cần làm.
• Ta cắt tờ giấy của bậc thang đó ra và làm khuôn luôn.
• thế là ta có kết quả là làm thôi: trụ,bậc,chiều cao bật nè..từ đó hàn lại thôi,nhớ kè khung xương,bản tôn dầy 4 ly hơn,ke cho vuông.

...........
  b...coppha cầu thang BTCT lượn,xoắn.
••• Cầu thang btct:(làm theo truyền thống).
• Bản thang 80mm-100mm,lớp hoàn thiện 40mm-50mm.(2 lớp cộng lại: 120mm-130mm) ,dùng sắt phi #10a <200mm.
• dựa vào chi tiết của bản vẽ thiết kế để xác định cầu thang làm đúng.
• cos của coppha bật trên cùng ứng với sàn tầng là: trừ chiều cao 1 bậc và cộng 8cm-10cm bản thang ta làm dấu để đóng sàn coppha nhé.
• Dựa vào chiều cao hiện trạng ta xác định:
• chiều cao thông thủy.
• chiều cao bậc.
• Tìm số bậc: chiều cao thông thủy/chiều cao bật= số bậc.(dùng 4.n+1,2 nha).
• chiều rộng thang thường dùng là: 900mm-1200mm nhà phố thường,1000mm- 1500mm nhà biệt thự ...tính từ phần của chi vi thục vào trong tâm đường tròn khoản không trên sàn.
  • Xác định bán kính  khoản không trên sàn của thang(thường là R=3met- 3.5met thì chiều dài dây cung bật thang khoản 450mm-550mm ở ngoài,dây cung ở trong 230mm-280mm)/ so với chiều cao thông thủy của tầng khoản 3600mm-4200mm nha với số bật 21-27 bật,cao bật 170mm-190mm,bản thang rộng khoản 900mm-1200mm nha.
  • luôn luôn để ý số độ cần đóng: 180°,360°  gì đó trong bản vẽ.
  • cos của coppha bậc đầu tiên là nằm giữa thanh đà ngang hay gần dưới dấy đà hoặc đóng coppha sao cho khi đổ xong bản sàn cầu cầu thang thô là 8-10cm là được.
  • khi nào cũng phải ứng với thép chờ để nối với thép làm cầu thang.

•••  cách thi công:
  • ta xác định biên(cung ngoài) bán kính cầu thang ở hiện trạng thực tại,dùng dây rọi rọi cho chuẩn,cho chính xác biên cung của nó.
  • xác định dầm trên và dầm dưới cầu thang sao cho tâm của dầm dưới là biên của dầm trên đỉnh đâu của bật cuối cùng để lấy mốc.
• Ta xác định  tâm của bán kính để đóng coppha,ta lấy 1 cây sắt hay cây tràm gì đó đóng từ sàn xuống dưới đất và giằng cho chắc.
• Từ cây đà tâm của bán kính ta chia dây cung thành 4 điểm nhỏ theo 4 cao độ khác nhau để lấy làm chuẩn,từ 4 điểm chuẩn đó ta đóng khung chống chiếu nghĩ mốc để dựng,dựa vào 4 điểm khung chống chiếu nghị mốc đó ta lại đóng các khung chống tiếp sao thảng 1 khoản lượn là được.
  • Ta lấy thép sắt #6 trãi lên các khung chống chiếu nghĩ đã được dựng để tạo hình bản thang,có thể chỉnh sửa khoản lượn theo mô hình thang cần đóng.
• Ta lấy ván ép mỏng trả lên bản đã tạo dựng làm lớp coppha cần đóng và từ đó đóng thành hông cho coppha,ta giằng chéo coppha cầu thang cho chuẩn.
• Từ đó ra sắt đổ thôi.
• nhớ sắt lớp dưới luôn luôn theo hướng từ trên xuống dưới,có nghĩa là theo chiều dài nha.
• Khi đã đổ betong xong ta sẽ được lớp sàn của nó, ta cứ lấy chiều cao của 1 bật xây từ dưới lên trên theo chiều cao bậc ấy ta sẽ hoàn thành...

.....................
  C....Cách đóng coppha cầu thang vuông(cầu thang mâm)cho Cầu thang BTCT.

* Cầu thang 2 vế:(loại 1 chiếu nghĩ).

- cách 1: (không có tiếp giáp bật tại chiếu nghĩ).
  • Bản thang 80mm-100mm,lớp hoàn thiện hồ và đá là 40mm-50mm.(2 lớp cộng lại: 120mm-130mm) ,dùng sắt phi #10a <200mm.
  • ta dựa vào cos chiều cao của chiếu nghĩ  đã xác định và đánh dấu trên tường.
  • Cần biết chiều cao thông thủy ở hiện trạng đã đóng coppha sàn.
  • cần biết chiều cao bậc.
  • Cần biết số bậc(luu ý: bậc 1 là bậc bước lên đầu tiên,bậc kết thúc là của tấm sàn).
   • Cần biết độ dầy của bản thang của thang(thường 80mm-100mm).
   • cần biết lớp hoàn thiện thang(40mm,50mm).
   • Xác định cây đà trên và dưới để bắt đầu đóng và kết thúc đóng.

   • trình tự đóng:
  ..... Xác định chiều cao chiếu nghĩ để đóng(tính cả cos hoàn thiện chiếu nghĩ luôn).
  .... Hạ cos xuống 120mm hoặc 130mm(12-13cm ) so với cos chiếu nghĩ hoàn thiện đã đánh dấu trên tường gạch hay cột betong gì đó. Từ đó ta đóng mặt sàn coppha nha.
  ... Điểm 1: là điểm chân dầm
     Copha được đặt tại chân dầm đầu tiên hoặc từ mép ngoài dầm cộng thêm 5 phân.
  ....Điểm 2: là điểm của chiếu nghĩ.
     Từ điểm đầu ta nối đến điểm chiếu nghĩ.
     Chiều dọc của chiế nghĩ thục lạ 1 bậc rộng thang(thường 250-300mm) và cộng thêm 5 phân.
   ...Điểm 3: là điểm lên của chiếu nghĩ.
      Dựa vào độ Rộng của chiếu nghĩ,ta công thêm 5 phân để đóng lên.
  ....Điểm 4: là điểm dầm của sàn
    Ta trừ từ điểm sàn xuống dầm(gồm cao bậc + độ dầy bản thang).

............
  - cách 2: ( có bậc tiếp giáp tại chiếu nghĩ).
  • Bản thang 80mm-100mm,lớp hoàn thiện hồ và đá là 40mm-50mm.(2 lớp cộng lại: 120mm-130mm) ,dùng sắt phi #10a <200mm.
  • Cần biết chiều cao thông thủy khi đã đóng copha sàn.
  • cần biết chiều cao bậc.
  • Cần biết số bậc(luu ý: bậc 1 là bậc bước lên đầu tiên,bậc kết thúc là của tấm sàn).
   • Cần biết độ dầy của bản thang của thang.
   • Xác định cây đà trên và dưới để bắt đầu đóng và kết đóng.

   • trình tự đóng:
  .....Xác định chiều cao chiếu nghĩ để đóng(tính cả cos hoàn thiện chiếu nghĩ luôn).
  .... Hạ cos xuống 120mm hoặc 130mm(12-13cm ) so với cos chiếu nghĩ hoàn thiện đã đánh dấu trên tường gạch hay cột betong gì đó. Từ đó ta đóng mặt sàn coppha nha.
  ... Điểm 1: là điểm chân dầm.
     Copha được đặt tại chân dầm đầu tiên hoặc từ mép ngoài dầm thục xuống 1 nữa.
  .... Điểm 2 là bậc cuối kế chiếu nghĩ,ta đóng 1 bậc dựng đứng (14mm-15mm) rồi tiếp với bậc chiếu nghĩ.
.... Điểm 3: là điểm chiếu nghĩ
   Ta thục lại 100mm so với hoàn thiện đề là điểm 3,rồi lấy cos cao độ từ dưới lên ( cao thông thủy/số bậc cos của chiếu nghĩ).
   Nhớ khi đóng cây ván chặng đỗ betong nên thì ta cho nó thíu đề phòng trường hợp bị phình hay đẩy ra phía trước.
  .... Điểm 4: từ chiếu nghĩ đi lên,ta cộng thêm 100mm để làm điểm 4 đóng cốp pha,từ đó nối lên điểm 5 của dầm
  ... Điểm 5: ta trừ 1 bậc và cộng 100-120mm bản sàn đổ là điểm 5. Trừ sao cho khoản 270mm-280mm là được.
Điểm 4 nối lên điểm 5 là ta được vế cần làm.

...............
  * cách đóng cầu thang vuông 3 vế không bậc chéo.
- cách 1: (không có tiếp giáp bật tại chiếu nghĩ).
  • Cần biết chiều cao thông thủy.
  • cần biết chiều cao bậc.
  • Cần biết số bậc(luu ý: bậc 1 là bậc bước lên đầu tiên,bậc kết thúc là của tấm sàn).
   • Cần biết độ dầy của bản thanh,của thang.
   • Xác định cây đà trên và dưới để bắt đầu đóng và kết đóng.
   • Xác định 2 chiếu nghĩ theo 2 cos khác nhau nha.

   • trình tự đóng:
  .... Hạ cos xuống 1.2 tất,1.3 tất(12-13cm) so với cos chiếu nghĩ hoàn thiện.
  ..... Xác định chiều cao chiếu nghĩ để đóng.
  ... Điểm 1: là điểm chân dầm
     Copha được đặt tại chân dầm đầu tiên hoặc từ mép ngoài dầm cộng thêm 5 phân.
  ....Điểm 2: là điểm của chiếu nghĩ.
     Từ điểm đầu ta nối đến điểm chiếu nghĩ.
     Chiều dọc của chiế nghĩ thục lạ 1 bậc rộng thang(thường 250-300mm) và cộng thêm 5 phân.
   ...Điểm 3: Ta lấy điểm tiến của chiếu của chiếu nghĩ,cộng thêm 50mm(5 phân) nha,lấy mốc từ đó và nối lên điểm 4.
   .... Điểm 4 là điểm nhận của chiếu nghĩ 2,nó được thục lùi 1 bậc và cộng thêm 5 phân.
  .... Điểm 5: là điểm tiến của chiếu nghĩ 2,nó được cộng thêm 5 phân.
  ....Điểm 6: là điểm dầm của sàn
    Ta trừ từ điểm sàn xuống dầm(gồm cao bậc + độ dầy bản thang) rồi nối với điểm 5.

.......................
☆ cách đóng coppha cầu thang Ziczac,2 vế-3 vế- 4 vế...

Chỉ dùng cách: (đóng khung các bậc nối lại với nhau).
  • điểm chờ nối thép trên và dưới phải đỗ trước nhé,khi làm ta chỉ ghép ván lại thôi(có thể đổ chung với sàn cùng 1 lượt vẫn được nhưng không an toàn vì zivzac phải dùng cây chống nhiều).
  • Bản thang 80mm-100mm,lớp hoàn thiện hồ và đá là 40mm-50mm.(2 lớp cộng lại: 120mm-130mm) ,dùng sắt phi #10a <200mm.
  • Cần biết chiều cao thông thủy khi đã đóng copha sàn.
  • cần biết chiều cao bậc.
  • Cần biết số bậc(luu ý: bậc 1 là bậc bước lên đầu tiên,bậc kết thúc là của tấm sàn).
   • Cần biết độ dầy của bản thang của thang.
   • Xác định cây đà trên và dưới để bắt đầu đóng và kết đóng.

   • trình tự đóng:
  .....Xác định chiều cao chiếu nghĩ để đóng(tính cả cos hoàn thiện chiếu nghĩ luôn nhé:  chiều cao tầng/tổng số bậc chiếu nghĩ 1 X cao bậc =  chiều cao chiếu nghĩ 1 hoặc 2).
  .... Hạ cos xuống 120mm hoặc 130mm(12-13cm ) so với cos chiếu nghĩ hoàn thiện đã đánh dấu trên tường gạch hay cột betong gì đó. Từ đó ta đóng mặt sàn coppha chiếu nghĩ nha.
  ... Điểm 1: là điểm nối thép chờ
     Đóng 1 bản dựng đúng tại dưới chân bản dầm có thép nối chờ ,nó được tính từ mép ngoài của bậc 1thục lại 800mm-100mm bản thang để dựng 1 bản đứng,từ đó đóng lên theo cao độ và rộng của bậc lên đỉnh của chiếu nghĩ 1.
  .... Điểm 2 là bậc cuối kế chiếu nghĩ,ta đóng 1 bậc dựng đứng (180mm theo chiều cao bậc) rồi tiếp với bậc chiếu nghĩ.
.... Điểm 3: là điểm chiếu nghĩ
   Ta thục lại 120mm vì là điểm chết tại chiếu nghĩ( gồm bản sàn+đá,vữa hồ) so với hoàn thiện đề là điểm 3,rồi lấy cos cao độ từ dưới lên ( cao thông thủy/số bậc cos của chiếu nghĩ).
   Nhớ khi đóng cây ván chặng đỗ betong  thì ta cho nó thíu đề phòng trường hợp bị phình hay đẩy ra phía trước.
  .... Điểm 4: từ chiếu nghĩ đi lên,ta cộng thêm 120mm vì là điểm chết(bản sàn betong,đá,vữa) để làm điểm 4 đóng cốp pha,từ đó nối lên điểm 5 của dầm
  ... Điểm 5: ta trừ 1 bậc và cộng 800-100mm bản sàn đổ là điểm 5. Trừ sao cho khoản 270mm-280mm là được.
.... Khi đóng: cao bậc và rồng bật không thay đổi nhé vì bậc vuông vào dựng đứng không có bị xéo nên bản dầy của thang không bị thay đổi...

........................
   * Phương pháp đóng coppha cầu thang:

     - có 2 cách đóng thông dụng: 1 là đóng thẳng,2 là đóng chặn ở bậc cuối.
     + Đóng thẳng:
      •• Phương pháp:
        • Xác định Cos để đóng coppha.
        • Điểm tiếp đầu luôn luôn cộng 5 phân để đóng coppha khi đã xác định cos cao độ.
        • Điểm kế tiếp phía trên cao luôn luôn cộng 1 bậc và 5 phân.
        • quy tắc: ngang thì cộng 5 phân, trên cao thục lùi 1 bật và 5 phân.
       • Điểm đỉnh trên sàn xác định sao cho có chiều cao là 1 bậc và 1 bản sàn betong rồi ta đóng coppha.

       - Đóng chặn ở bật cuối:
       •• Phương pháp:
          • Xác định Cos để đóng coppha.
          • Điểm đầu nằm giữa hay dưới chân dầm và xác định sao cho bản betong thang được 8-10cm là được.
         • điểm trên chiếu nghĩ phải thục lui 100mm-120mm(bao gồm bản betong sàn,đá,vữa dựng đứng nhé) và đóng chặn 1 bật dưới chiếu nghĩ có chiều cao là thấp hơn 1-2 phân chiều cao bậc nhé phòng trường hợp bị thấp.
        • Nếu chiếu nghĩ có thêm bậc chéo thì ta phải đóng thêm 1 bậc ở hướng lên có cao độ là 200mm,nhớ thục ra thêm 100mm để khi hoàn thiện cho đủ kích thước ngang của chiếu nghĩ.
       • Điểm đỉnh trên sàn xác định sao cho có chiều cao là 1 bậc và 1 bản sàn betong rồi ta đóng coppha.
      • Đóng tấm ván chặng betong ta luôn luôn đóng thíu hoặc để tấm ván ở mép trong chỗ chặng để phòng trường hợp nó phình ra mắt công đục bỏ.
       - Cứ theo phương pháp này là ta đóng được coppha các loại cầu thang.

................... 
3./.....  Đóng coppha và lập giàn giáo.

  a....Những lưu ý khi đóng coppha: sàn,dầm,cột:
    • Cos gởi: + 1 mét hoặc 1,05 mét/ so với cos mốc -+0.000.
    • Cần cân nước cho đều hoặc rọi tia laze cho chuẩn chiều cao, khi đóng coppha cột ta trừ khoản chừa dầm với sàn theo thiết kế,khi đóng coppha chiều cao cột nhớ thục lại 1 phân.
    • cần cân nước hoặc rọi tia laze cho chuẩn khi đóng coppha dần,sàn. Đóng dầm trước,sàn sau.
   • Khi đóng phải nhớ luôn luôn Ke cho vuông góc và song song.
   •• Loại vật liệu dùng
    • Tấm ván 200mm,250mm,300mm,450mm,500mm,550mm,600mm(dầy:12,15,18mm)/dài 3met,3.5met,4 mét.
    • Tấm ván ép: quy cách (1220x2440mm,dầy 12,15,18mm).
    • copha thép mặt tole 1,0ly.
    ...Khung sườn coppha thép được tổ hợp bằng các thanh la có độ dày 1,2ly.
    ...Thông số :   * 1000 x 1000mm
                            * 1000 x 500mm.
     • COPPHA CỘT
   .... Mặt tole coppha thép có độ dày 2,0ly.
   ....Bộ khung sườn coppha được tổ hợp bằng các thanh la có độ dày 2,5ly.
   .... Thông số chung:
       Chiều dài: 600 - 1200 - 1500 - 1800mm
       Chiều rộng: 200 - 250 - 300 - 350 - 400 - 450 - 500 - 550mm
      Các tấm coppha thép được liên kết với nhau bằng các phụ kiện ( chốt con sâu, la giằng, V góc,...) để tạo thành bộ khuôn đổ bê tông.
    • Cây chống sắt,tràm.
    • Bộ giàn giáo thường và giáo nêm.

.......
.......
    BẢNG GIÁ VÁN ÉP COPPHA DÀI
1.Ván coppha dài 20cm x 3m x
18mm: 65.000/tấm
2.Ván coppha dài 20cm x 3,5m x
18mm: 75.000/tấm
3.Ván coppha dài 20cm x 4m x
18mm: 90.000/tấm
4.Ván coppha dài 25cm x 3m x
18mm: 85.000/tấm
5.Ván coppha dài 25cm x 3,5m x
18mm: 98.000/tấm
6.Ván coppha dài 25cm x 4m x
18mm: 110.000/tấm
7.Ván coppha dài 30cm x 3m x
18mm: 98.000/tấm
8.Ván coppha dài 30cm x 3,5m x
18mm: 117.000/tấm
9.Ván coppha dài 30cm x 4m x
18mm: 133.000/tấm
10.Ván coppha dài 40cm x 3m x
18mm: 130.000/tấm
11.Ván coppha dài 40cm x 3,5m x
18mm: 148.000/tấm
12.Ván coppha dài 40cm x 4m x
18mm: 170.000/tấm
.....
BẢNG GIÁ VÁN ÉP COPPHA PHỦ
PHIM KHỔ 1220x2440
1. ván ép coppha phủ phim 12mm:
400.000/tấm
2. ván ép coppha phủ phim 15mm:
450.000/tấm
3. ván ép coppha phủ phim 18mm:
470.000/tấm

Bùi thụy hoàng long

 



Mục tin:

     CÁCH THIẾT KẾ KẾT CẤU CHO 1 CÔNG TRÌNH NHÀ PHỐ-BIỆT THỰ-NHÀ NHỎ LẼ cho bất cứ nhà thầu nào khi nhận thi công,kết quả 100% độ an toàn tuyệt đối.

...................

BÙI THỤY HOÀNG LONG(Bùi Long): 0934182225-0961200667 chuyên thiết kế kiến trúc-chuyên triển khai kỹ thuật thi công xây dựng-chuyên tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng,Chuyên Thi công và sửa chữa nhà phố-biệt thự-văn phòng-quán xá.


•••√ Có nhu cầu liên hệ mình nhé: 

    -  542/5 đường nguyễn thái sơn,phường 5,quận gò vấp,,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.

     - 312/3c đường âu dương lân,phường 3,quận 8,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.

     - số 21/1 đuờng tỉnh lộ 328, thạnh sơn 3, xã phước tân,huyện xuyên mộc,tỉnh bà rịa -vũng tàu,việt nam...

    - Phone: 0934182225-0961200667.

 • Bùi long:  Email: builongxaydung@gmail.com

Https://buithuyhoanglong.blogspot.com

Https://hlongxaydung.blogspot.com

Https://builong0961200667.blogspot.com

Https://noithatlong.blogspot.com

••••••••••••••••••••

••••••••••••••••••••

   Cấm tuyệt đối coppy những nội dung phía dưới nhé,cám ơn.

................................

PHẦN NỘI DUNG:


* NỘI DUNG TỔNG HỢP:

 A...Với nhà không tầng hầm,không cầu thang máy:

 1.xác định địa chất đất để chọn loại móng.

 2. Chọn móng phù hợp với khối lượng nhà.

 3. Xác định vị trí móng(đài móng) phù hợp với khối lượng tầng phần khác nhau của nhà.

 4. Xác định kết cấu thép phù hợp cho tầng loại móng theo khối lượng tổng của nhà.

 5. Xác định hệ lưới đà kiềng(dần chân tường) liên kết đài móng hay cổ cột nếu có.

 6. Xác định hệ lưới cột và kết cấu thép phù hợp với khả năng chịu lực của cột.

 7. Xác định hệ trục dầm chính và phụ và kết cấu thép sao cho phù hợp với khả năng chịu lực của dầm với nhà có tầng.

 8. Xác định bản sàn và kết cấu sàn sao cho phù hợp với độ chịu lực của sàn.

 9. Xác định điểm đặt cầu thang cho phù hợp cảnh quan và đặt kết cấu thép phù phợp với khả năng chịu lực với nhà có tầng.

 10. Tầng 2,3,4,5,6,7,8 bố trí cũng giống mục 8,mục 9.

 11. phần mái ngoài xác định kết cấu còn phải lưu ý đến phần độ dốc và phần thoát nước mua cho nhà,phần đặt bồn nước.


...................................

 * NỘI DUNG CHÍNH CHO THIẾT KẾ KẾT CẤU:

 1. Phải tính tổng khối lượng nhà(lấy ví dụ nhà 100m2,dài 20met,ngang 5met,có 3 tầng nha).

  - Công thức: Tổng khối lượng nhà= diện tích nhà..X...số tầng...X...trọng lượng bản thân sàn và vật liệu xây lên sàn,vật dụng,vật tư khác(1.5Tấn/1m2)...X...hệ số an toàn: rung động,gió,ứng xuất giao thoa(1.2/m2).

 - P= 100m2..X..3 tầng..X..1,5...X..1,2..= 540 Tấn.

    Vậy: Trọng lượng nhà: P= 540 tấn.


.........

 2. Phối cột cho nhà:

  * Có 2 cách: 

  • 1 là chíu vào khả năng chịu lực của cột.

  • 2 là chiếu vào khoản cho phép của sàn.

  

  + chiếu vào khả năng chịu lực của Cột: 

    •• Cột (200x200)/Max200-250/thép chủ #16,#18 đai a<200=  20 tấn -25 Tấn/Toạt.

    • Cột (200x200)/Max300-350/thép chủ #16,#18 đai a<200=  28 tấn -32 Tấn/Toạt.


  •• Cột (250x250)/Max200-250/thép chủ #16,#18 đai a<200=  28 tấn -35 Tấn/Toạt.

   • Cột (250x250)/Max300-350/thép chủ #16,#18 đai a<200=  38 tấn -42 Tấn/Toạt.


  •• Cột (300x300)/Max250-300/thép chủ #16,#18 đai a<200=  38 tấn -42 Tấn/Toạt.

   • Cột (300x300)/Max350-400/thép chủ #16,#18 đai a<200=  45 tấn -48 Tấn/Toạt.

• Cột (300x300)/Max450-500/thép chủ #16,#18 đai a<200=  52tấn -55 Tấn/Toạt.


•• Cột (350x350)/Max250-300/thép chủ #16,#18 đai a<200=  45 tấn -50 Tấn/Toạt.

   • Cột (350x350)/Max350-400/thép chủ #16,#18 đai a<200=  50 tấn -55 Tấn/Toạt.

• Cột (350x350)/Max450-500/thép chủ #16,#18 đai a<200=  55tấn -60 Tấn/Toạt.


  •• Cột (400x400)/Max300-350/thép chủ #18,#20 đai a<200=  50 tấn -55 Tấn/Toạt.

   • Cột (400x400)/Max400-450/thép chủ #16,#18 đai a<200=  60 tấn -65 Tấn/Toạt.


   •• Vậy: Theo kết quả trên ta chỉ chọn 50%-65% khả năng chịu lực của nó thôi để cho an toàn về cột.

   •• Vậy: Ta chọn cột (250x250)/Max250 sẽ là: 35 tấn/2= 17.5 tấn/ cột nhé.

   •• Vậy theo kết quả tính nhà có trọng lượng: P= 540 tấn/17.5 tấn1cột= 30 cột cho nhà(hợp lý về chịu lực nhưng nhiều cột quá sẽ làm mất thẩm mỹ nhà).

 ••• do đó ta dựa vào kích thước cột và Max betong mà phối số lượng cột nhé.


...........

  + Chiếu vào khoản cho phép của Sàn: 

     • Giới hạn không vượt quá 25m2 cho nhà phố,nhà biệt thự.

     • Thông thường trong khoản: diện tích sàn là 15m2-20m2/1sàn.

    • Độ dầy sàn: 1/30 nhân  dài của nhịp--1/35 nhân dài của nhịp.

    • khoản chiều cao dầm để gánh: 1/12 nhân dài nhịp---1/15 nhân dài nhịp.

   • khoản rộng dầm để gánh: 0.3 nhân dài nhịp--0.5 nhân dài nhịp.

  •• Vậy: nhà dài 20met,rộng 5met ta sẽ lấy chuẩn ô sàn là 15m2- 20m2(5m*4m,3.5m) thôi...kết quả: 5m*3.33m=16,65m2/1sàn.

  • Vậy ô sàn: 16.65m2 có 5 ô sẽ có 12 cây cột cho tòa nhà và mỗi cây chịu lực 45 tấn/1 cột...

  • suy ra ta chọn cột: (350X350)/Max500 nó chịu được 60 tấn/gảy nhé.

  ••• 

    Vậy Nhà chọn 12 cột nhé,khoản cách mỗi cột dọc 3.33 mét,ngang 5 mét ,mỗi cột chịu 45 tấn và từ đó suy ra: ta có 12 cái đài móng,mỗi đài chịu 45 tấn trung bình.


  ** Ghi Chú: cách tính khối lượng riêng biệt cho từng cột,từng đài móng.

  - Ta dựa vào công thức cách tính khối lượng Tổng của tòa nhà mà áp dụng cho cách tính từng cột, phần diện tích ta lấy khoản giữa của các cột chung quanh chia ra mà tính,cột nào tính cột đó thì sẽ ra khối lượng đè lên đầu cột,đài móng khác nhau...Từ đó,ta chọn độ lớn nhỏ của cột,đài móng khác nhau cho thích hợp về độ chịu lực, chọn max ximang khác nhau luôn....

  - Khi có kết quả khối lượng riêng của từng cột và đài móng riêng biệt ta sẽ chọn số cọc bỏ vào đài móng để chịu lực cho phần tòa nhà...

  - Cách bố trí cọc cho đài móng: cứ theo quy tắc ước lượng thì cọc chịu cho tải trọng thật của nhà là 15-20tan/cho máy ép đối trọng(lực ép nhân 3 lần nha),12-15tan/cho ép neo 4 chân(lực ép nhân 3 lần nha),8-10tan/cho ép néo 2 chân là vừa và ta nên lấy gần 1/2 của kết quả của ước lượng là vừa,càng ít càng tốt....từ đó ta phối cọc cho đài để chịu lực 1 phần tòa nhà...

  

.............

 3... quy ước chung thiết kết cho kết cấu:

  • • phần cọc khi thi công ta cắt cho phẳng,dương 100mm so với lớp lót và thép chờ để neo đài dư khoản hơn 200mm dạt 45° ra cánh từ đó thi công đài móng...

 •• lớp lót: lớp dặm cát sang phẳng,lót betong đá (1x2,0x4,4x6)max 100,dày 100mm biên theo hố móng.

 •• đài móng: đặt trên đầu cọc,có thể là phần móng đơn,móng băng...cấu tạo: gồm thép đan lòng #12,#14 gì đó a=150-200mm.. 

 ••  Rãnh mình viết tiếp nhé,cám ơn

Bùi thụy hoang long

 





Muc tin: 

      TỔNG KIẾN THỨC CHO 1 CHỈ HUY TRƯỞNG TRỰC TIẾP GIÁM SÁT-TRỰC TIẾP CHỈ HUY TRIỂN KHAI CÔNG TRƯỜNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP(Nhà phố-biệt thự-nhà xưởng- quán xá...).


..................

BÙI THỤY HOÀNG LONG(Bùi Long): 0934182225-0961200667 chuyên thiết kế kiến trúc-chuyên triển khai kỹ thuật thi công xây dựng-chuyên tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng,Chuyên Thi công và sửa chữa nhà phố-biệt thự-văn phòng-quán xá.


•••√ Có nhu cầu liên hệ mình nhé: 

    - 542/5 đường nguyễn thái sơn,phường 5,quận gò vấp,,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.

     - 312/3c đường âu dương lân,phường 3,quận 8,thành phố hồ chí minh,quốc gia việt nam.

     - số 21/1 đuờng tỉnh lộ 328, thạnh sơn 3, xã phước tân,huyện xuyên mộc,tỉnh bà rịa -vũng tàu,việt nam...

    - Phone: 0934182225-0961200667.

 • Bùi long:  Email: builongxaydung@gmail.com

Https://buithuyhoanglong.blogspot.com

Https://hlongxaydung.blogspot.com

Https://builong0961200667.blogspot.com

Https://noithatlong.blogspot.com

••••••••••••••••••••

••••••••••••••••••••

   Cấm tuyệt đối coppy những nội dung phía dưới nhé,cám ơn.

..................

Phần nội dung


1.1....Biết cách Giác móng,biết cách xác định trục ranh giới,biết cách xác định lưới trục để định tim cột,biết cách xác định tim cọc ép-cọc ngồi,biết cách xác định đài móng:( ta có thể dùng dây cước để căng và ke vuông,dùng máy laze để rọi,dùng máy trắc đạt để định nhé)...


   + Giác móng: chủ yếu khi xây giác để cho vuông  hoặc xác định lưới trục làm nhà cấp 4 đơn thuần trong khuôn viên xây dựng ở 4 góc của nhà.

   • khi giác luôn luôn nguyên tắc: ngoài rìa ranh giới thì lấy "da",trong thì lấy tim(lưu ý: ngoài rìa ranh giới khi xây thụt lại 2 phân hồ tô).

  • Áp dụng định lý pitago: (a2 +b2=c2).

       60cm + 80cm  = 100cm

       30cm + 40cm  = 50cm

       1.5cm + 2cm  = 2.5cm

    • dùng dây cước giăng giao nhau cho vuông,nhớ không cho chạm vào nhau nhé,chỗ nào giao ta thắc(rút) lại để xác định tâm(tim).


    + XÁC ĐỊNH TRỤC RANH GIỚI:

       • Cầm cái sổ QSDĐ,họa đồ vị trí photo đối chiếu nhé hoặc dựa vào móc bên địa chính,trắc đạt đã cắm(có thể là 1 cây sắt cắm xuống có đánh dấu chắm trắng trên đầu cây sắt hoặc cọc betong gì đó) mà xác định để đóng gabari giăng dây xác định lưới trục khi là phần đất trống....khi với phần đất đã có nhà liền kề chung quang thì ta dựa vào giác móng như nhà cấp 4 ke vuông là được và không phạm lộ giới chung quang là được cứ thế mà mà đóng gabari,giăng dây ke vuông,lấy trục là được.

     • Gabari cho hệ lưới trục có cấu tạo là cọc đóng xuống đất gồm 2 chân hoặc 3 chân và được đóng cây ván phẳng ngang qua để căng dây nối các hệ lưới trục.


      + XÁC ĐỊNH LƯỚI TRỤC ĐỂ ĐỊNH TIM CỘT:

    •  Ta xác định mốc ngoài rìa theo hướng dọc và ngang,dóng gabari để  căng dây(nhớ ke vuông) theo dọc và ngang,điểm giao giữa các dây cước dọc và ngang là tâm(tim) của cột sẽ xây.

    • trong quá trình xây dựng mốc trục sẽ bị mất thì để đề phòng ta có thể dịch chuyển xa ra và đóng lại gabari lấy mốc so với phần đất trống,ta có thể ghi trên tường nhà kế bên khi đã có nhà liền kề nhé...


   + XÁC ĐỊNH TIM CỦA CỌC ÉP BTCT-CỌC NGỒI:

    • Đọc bản vẽ kỷ để xác định tim của trục(tim cột nhà) và chiếu với ở hiện trạng từ đó ta xác định tim của từng cọc.

   • Từ hệ lưới trục đã xác định được tim của cột ta dùng dây rọi xuống đất cho thẳng và đóng 1 cọc sắt để làm dấu lấy tâm.Từ tâm đó ta lấy thước ke ta ke thẳng theo dây trục để xác định phương và hướng của cọc từ đó xác định vị trí cọc(nhớ luôn dựa vào tim cột để xác định nhé).

    • khi đã xác định được tim cọc ta làm dấu và đóng 1 thanh sắt cắm xuống có cột cộng dây mi lông xanh đỏ gì đó và đóng âm xuống dưới đất luôn nhé.

    • vì cọc nằm trong đài móng nên ta xác định tim cọc trước là được.


1.2......BIẾT CÁCH ĐÀO HỐ MÓNG(móng đơn,băng,bè,móng cọc...) để thi công đài móng:

       Đào hố móng Đơn,móng băng,móng cọc như sau:

      - đào bằng tay: ta dựa vào trục đã căng bằng dây hoặc vết rãi vôi dưới mặt đất mà đào,có thể đào rộng ra cánh mỗi bên ra hơn 1 tất(10cm) cũng được để dễ thi công móng.

     - đào bằng gầu: xác định hố móng ta chọn thể tích gầu đào,khi đào cũng dựa vào trục mà chúng ta đã xác định,có thể đào rộng ra cánh mỗi bên ra hơn 2 tất(20cm) cũng được để dễ thi công móng.

  •• tránh hợp bị sạt,ta nên đào hình chữ "vát" để đề phòng sạt lỡ nhé

       

1.3... BIẾT CÁCH ÉP CỌC VUÔNG ,LI TÂM CỪ BTCT:

     * Quy ước về cọc ép,cừ ép:

+ máy ép tải-phương pháp đối trọng (cục betong 1x1x2= 2m3= 5 tấn,cục sắt 0.3m*0.5m*1.45m=1.7tấn)..Pmax=99 tấn.

 + Máy ép neo(4neo chân)..Pmax =80 Tấn.

 + máy ép neo(2 neo chân)...Pmax= 40 tấn.


 * ghi chú: 

   - Ta dựa vào 2 yếu tố để biết tải trọng lực ép

   + dựa vào bảng quy đổi đơn vị lực ép của máy ép.(chứng chỉ,xuất xứ,bảng quy đổi đơn vị,giấy đăng kiểm thẩm định máy).

  +  dựa công thức tính lực ép lên đầu cọc: 

  • Ví dụ khi ép,mỗi xi lanh có đường kính ruột là 20cm(có trong catalo của máy và xilanh có thể lớn hoặc nhỏ),ta có 1 đồng hồ đo chỉ số khi ép và có đơn vị quy định là (kg/cm2) Ta sẽ có công thức tính lực ép lên đầu cọc như sau:

    --thứ 1: phải tính ra diện tích xilanh: D(đường kính)=20cm…     

dựa vào công thức: D2/4 X3.14 của hình tròn nhé

    

• Chú  ý:

     VỀ MÁY ÉP: có bảng quy đổi đơn vị và giấy đăng kiểm và thẩm định của cơ quan liên quan bên ngành cấp.

     Công thức diện tích xilanh = (D bình phương...X..3,14/4)X2(vì 2 xilanh nên có 2 diện tích).

   --thứ 2: phải đọc trị số đo khi ép:  ?= kg/cm2.

   --thứ 3: CT tính re lực ép = diện tích 2 xilanh…X….trị số đọc trên máy…= …?(đv là kg) = ..?(Tấn).


    * Quy chuẩn khoản chịu lực cho cọc:

   - cọc vuông:(ép cọc cần 1 tải gấp 1.4--2 lần để ép nó xuống nhé ).

   • (200*200)mm/max250-300= 28 tấn -32 tấn/gẩy

   • (250*250)mm/max250-300= 32 tấn -35 tấn/gẩy

 • (300*300)mm/max250-300= 38 tấn -42 tấn/gẩy

  - cọc li tâm:

   • (250*250)mm/max550= 50 tấn/gẩy

   • (300*300)mm/max600= 55 tấn/gẩy

   • (350*350)mm/max600= 60 tấn/gẩy


.............................

2.1... Hiểu và biết cách bố trí thép cho toàn bộ công trình (phần nội dung nằm ở bài bài đăng cũ nhé).


2.2...Biết cách đóng cốp pha toàn phần cho công trình(phần nội dung nằm ở bài bài đăng cũ nhé).

  ••• biết cách tính tổng khối lượng cốp pha,số cây chống và giàn giáo cần dùng:

    Công thức: 

        Dài X rộng = dien tích(chủ yếu tích ra diện tích thôi).

      • nếu là giàn giáo ta dùng như sau(mình chỉ dùng giáo khung thôi nha,giáo nêm,giáo ringlock tương tự nha).

    • Khi lắp dựng lại ta được bộ khung cho giáo(dọc 1.25met; ngang 1.6met ;cao 1.7mét hoặc 1.53met,1.2met,0.9met gì đó).

      tổng chiều dài cạnh ngang/1.6ngang của giáo= số bộ ghép theo chiều ngang.

      tổng chiều dài cạnh doc/1.25 dọc của giáo= số bộ ghép theo chiều dọc.

       Lấy 2 kết quả trên nhân lại với nhau ta ra kết quả số giáo cần tìm.

        Vì giáo cao 1.7mét nếu sàn cao thì ta ghép đôi theo kích thước của nó cứ từ đó nhân lên nhé.


 ••• Khi lập dàn giáo chống đỡ cho sàn ta xác định phương "ngắn" và phương "dài" trong ô sàn để dựng. Ta phải chọn phương ngắn(cây đà nhịp ngắn) để dựng cây xương gánh(sắt-gỗ:4X8,5X10) khoản cách 80cm-100cm trãi song song với cây đà nhịp dài,dùng kích U để máng đỡ dưới hệ dàn giáo "đơn" hoặc giàn giáo "Lòng"đã trãi đều...khi trải xương gánh xong ta lại trãi thêm 1 lớp xương tôn(xương đỡ ván,tôn) lên xương gánh,kế tiếp trãi ván hoặc tôn lên là xong.


•••

 + Mật độ trãi dàn giáo an toàn:

•• xương gánh: trãi song song với nhịp dài của dầm trong bản sàn đã xách định phương ngắn-dài.

  Khoản cách an toàn: 

    •0.5met-0.8met  theo phương song song nhịp dài dầm cho hệ giáo đỡ(giáo khung,cây chống,giáo nêm)

    • 0.35met-0.5met theo phương ngắn cho hệ giáo đỡ(giáo khung,nêm,cây chống).

 •• Xương tôn: rãi đều lên lớp xương gánh và đặt vuông với xương gánh.

   • khoản cách: 0.4met-0.5met.


••• Cách trãi giáo cho sàn: 

  •• giáo khung cho sàn: trãi giáo đơn = nhịp (dọc 1.25met và ngang 1.6met): không an toàn.

 • giáo lòng cho sàn(là dàn bỏ 1 bộ khung 2 chân vào giữa 2 cây chéo để tăng mật độ cho dàn=  (dọc 1.25met1 và ngang 1.6met/2=0.8met): rất an toàn.

 • khoản cách hở giữa 2 giáo riêng biệt là: 0.5met-0.6met nhé


  •• giáo nêm cho sàn(hệ khung,kích bằng,kích u,ván lót chân,): hệ khung có sẵn và ta chỉ bắt vào,từ đó trãi cây xương gánh-xương tôn-ván và banem sàn là xong.


  ••Cây chống cho sàn(kích chân,kích bằng,kích u,ván chân,cùm xoay): chọn mật độ trãi xương gánh,khoảng cách cây chống đỡ xương gánh là 0.35met-  0.5met,khoản cách xương gánh với nhau 0.5met-0.8met,rãi xương tôn lên xương gánh,trãi ván lên.


••• Ghi chú: 

 • khi chống cho "dầm" không được trãi quá: 0.8met nhé.

  • chúng ta vận dụng dàn trãi băng qua hết luôn nhé,phần đà ta tăng cường cây chống để chống đỡ cho an toàn.

  • lưu ý: phần dầm ta nên dùng cây chống chống đỡ cho an toàn,khoản cách 0.35met- 0.5met là an toàn nhất.


   * giáo có 3 loại: giáo khung,giáo nêm,giáo rinh clock.

   • coppa có thể dùng: tấm ván ép 1200mm X 2400mm (tấm ván fim)khoản cách giữ ván 40cm,tấm banem 50cmX100cm,100cmX100cm khoản cách giữ ba em 50cm,cót ép vá bản gì đó.

   


   


...........................

3...kiến thức tổng về ước lượng và phương pháp báo gia nhanh cho khánh hàng theo thị trường...

  

  * Tiến độ trong 1 ca(1 ca là 8 tiếng/1 ngày)của 1 thợ hồ,thợ sơn nước,thợ đóng trần thạch cao,thợ đào hố:


  -  xây: tường 10 là 8m2-12m2/ca....tường 20 là: 4m2-6m2/1ca.

     • Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/8-12m2= 75k - 110k/m2


  - tô 1 mặt: 

       • Trong nhà: 16m2-18m2/1ca...

       • Ngoài nhà: 12m2-14m2/1ca

        •Tô 2 mặt trong và ngoài nhà: 8m2-9m2/1ca.

        • Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/8-9m2= 100k - 110k/m2


  - cán hồ: 30m2-40m2/1ca.

   •  Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/30m2-40m2= 30k - 40k/m2


    - Lát gạch không bao gồm có phần cán hồ:

  25m2-30m2/1ca gồm các công đoạn lấy mực cao thấp,gói ghém lấy dấu chuẩn khung 2m2 cho 1  dấu trên nền đã cán sẵn hoặc nền cũ.

 •  Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/25-35m2= 35k - 40k/m2


  - Lát gạch bao gồm có phần cán hồ

  10-12m2/1ca gồm các công đoạn lấy mực cao thấp,gói ghém lấy dấu chuẩn khung 2m2 cho 1  dấu.

 •  Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/10-12m2= 75k - 90k/m2


  - ốp gạch tường trong nhà,tường nhà vệ sinh: 7m2-8m2/1ca

  • Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/7-8m2= 110k - 130k/m2


  -  ốp gạch trang trí mặt tiền: 5m2-6m2/1ca

   • Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/8

5-6m2= 140k - 170k/m2


  - tô trần:12m2-14m2/1ca.

  •  Báo giá: (lương thợ hồ 500k/ngày,phụ hồ 350k/ngày: cả 2 là 850k/ngày)/12-14m2= 65k - 80k/m2


....giá ra nhân 15% chi phí quản lý giám sát của thầu..


* Tiến độ  Đóng cốp  pha của 1 thợ hồ/1 ca gồm chân đỡ,giáo chống,cây chống,đóng ván,đóng sàn copha,cân đo,lấy cos:(cột,sàn,sê ô,la can,mái).

  • 1 thợ hồ đóng:12m2-14m2/1ca.

  •  2 thợ hồ đóng:  24m2-26m2/1ca

  • 3 thợ hồ đóng: 36m2-38m2/1ca.

  • 4 thợ hồ đóng: 48m2-50m2/1ca.

  • 5 thợ hồ đóng: 60m2-62m2/1ca.

  • thường 100m2 dùng 4 thợ,2 phụ hồ mất 2.5 đến 3 ngày đóng cho sàn,mất 3.5-4 ngày đóng cho mái.

  • thường 100m2 dùng 3 thợ hồ mất 3 đến 3.5 ngày đóng cho sàn,mất 4 - 4.5 ngày đóng cho mái.


 -  Tiến độ đóng cốp pha: cầu thang mâm 2-3 vế,zic xắc,lượn xoắn:

    • Cầu thang mân 2-3 vế: 2 thợ,1 phụ mất 2 ngày....3 thợ 1 phụ mất 1.5 ngày.

    • cầu thang zic sắc: 2 thợ,1 phụ mất 3 ngày....3 thợ 1 phụ mất 2.5 ngày.

      • cầu thang lượn,xoắn: 2 thợ,1 phụ mất 2 ngày....3 thợ 1 phụ mất 2.5 ngày.


   -  2 thợ dùng 1 phụ hồ,4 thợ dùng 2 phụ hồ.

...............


* Tiến độ đi PHÀO CHỈ,KẼ Ô 1ca của 1 thợ hồ:

 • đắp chỉ đơn 100mm,chỉ 2 lớp,chỉ 3 lớp,chỉ 4 lớp,chỉ lá xách,phù điu,họa hình,kẻ chỉ...

      + tô cạnh,đắp chỉ mặt tiền( chỉ đơn 10cm): 12m-14m tới đắp chỉ/1ca, tô cạnh 8m2-10m2/1ca

    + đi chỉ,phào chỉ ngoài,trong từ 2 lớp: 8m-10m dài/1ca

    + đi chỉ,phào chỉ ngoài,trong từ 3 lớp: 5m-6m dài/1 ca

    + đi chỉ,phào chỉ ngoài,trong từ 4 lớp: 3.5m- 4met dài/1ca

    + đi chỉ,phào chỉ ngoài,trong từ 5 lớp: 2m-2.5met dài/1ca


** Ghi chú: tiến độ công xây càng nhiều 100% người nhận thầu lỗ là chắc,tiến độ phía trên tương đối chuẩn để anh em dự toán và lập tiến độ thi công chuẩn,ước giá nhận thầu.


...................

* VÍ DỤ 1 SỐ VỀ ƯỚC LƯỢNG NHANH:


 ••• Ví dụ 1: 

+ 55-60 viên gạch/1m2 tường nha,chuẩn nhất là 55 viên xây với lớp vữa dầy 12- 15mm.   

•• Cách tính 1m2 gạch ống 8X18,vữa xây 1,5cm:

  •  Gạch xây ngang: 5viên X18cm=90cm  

  •  Vữa xây ngang: 5 hàng X 1,5cm= 7,5cm

   Chiều ngang: 90cm + 7,5cm= 97,5 cm   

  •  Gạch xây dọc: 11viên X 8cm=88cm  

  •  Vữa xây dọc: 11 hàng X 1,5cm= 16,5cm   

   Chiều dọc: 88cm + 16,5cm = 104,5cm

 Vậy:  97,5cm X 104.5cm = 1m2

      Tương đương: 5 X 11 = 55 viên gạch.

       1m2/55 viên gạch.    


•• 55 xây tường 110/1m2

•• 110 viên tường 220/m2...cho gạch ống(4 lỗ).

•• 110 viên gạch xây tường 110/1m2...cho gạch 2 lỗ(gạch đinh). 


+ 1m2 tường xây,tô 2 mặt nặng là: 182kg....~190kg.

   Trong đó:

   • Cát xây : 0,02 m3=20lit=24kg

   • cát trát 2 mặt tường: 0.05m3=50lit=72kg 

   • Xi măng xây gạch : 6kg/1m2

   • xi măng trát 2 mặt: 14kg/1m2 tô 2 mặt

   • Gạch : 55viên×1.2kg= 66kg

   • (24+72+6+14+66=182kg/m2).

   • 1m2 tường 110 chỉ xây: nặng 96kg.

   

   •• 1 bao xi măng #75 xây tường: khoản= 8m2.

   •• 1 bao ximang #75 tô 2 mặt(dầy 12-15mm): =3.5m2....tô 1mặt= 7m

2.

  •• 1 bao 50kg trộn max75 cán nền dầy 15mm là ,7m2...cán 30mm là 3.5m2.

  •• 1 bao 50kg trộn max200 đỗ betong dầy 100mm là 1.4m2..dầy 150mm là 1.07m2...

   •• 1 m3 cát xây,tô 2 mặt: =12m2 nhé.

   •• 1 m3 cát xây tường được: = 40m2

  • • 1 m3 cát tô 2 mặt: =18m2...1mặt= 36m2 nhé.


........

  ••• ví dụ 2:

     Cấp phối cho vữa xây tô,cho beetong các loại:

    •• Quy ước Vữa xây tô: max 50,#75,#100(theo tiêu chuẩn việt nam)

     • Vữa #50= 220kg xi măng/1m3,1200 lít cát(1.2m3)/1m3.

     + cấp phối trộn cát cho 1 bao ximang có vữa #50:

       1200 lít cát..X..50kg(1 bao)/220kg = 270lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 15 thùng cát.


    • Vữa #75 = 300 kg xi măng/1m3,1200 lít cát 1m3.

    + cấp phối trộn cát cho 1 bao ximang có vữa #75:

       1200 lít cát..X..50kg(1 bao)/300kg = 200lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 11 thùng cát.


     • Vữa #100 = 390 kg ximang/1

m3,1200 lít cát 1m3.

      + cấp phối trộn cát cho 1 bao ximang có vữa #100:

       1200 lít cát..X..50kg(1 bao)/220kg = 154lit cát)/1thùng sơn nước 18lit = 8.5 thùng cát.

    

       •• Quy ước cấp phối BTCT:

max 100,#150,#200,#250,#300(theo tiêu chuẩn việt nam): 


•  Max100: ...xi mang: 220kg....cát:500lit....đá: 800lit....nước:185lit.

   Trộn cát: 500 lít cát..X..50kg(1 bao)/220kg = 113.3lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 6.3 thùng cát.

    Trộn đá: 800 lít cát..X..50kg(1 bao)/220kg = 181.8lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 10.1 thùng đá.


• Max150: ...xi mang: 300kg....cát:500lit....đá: 800lit....nước:185lit.

     Trộn cát: 500 lít cát..X..50kg(1 bao)/300kg = 83.3lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 4.6 thùng cát.

    Trộn đá: 800 lít cát..X..50kg(1 bao)/300kg = 133.3lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 7.4 thùng đá.


• Max200: ...xi mang: 350kg....cát:500lit....đá: 800lit....nước:185lit.

    Trộn cát: 500 lít cát..X..50kg(1 bao)/350kg = 71.4lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 4 thùng cát.

    Trộn đá: 800 lít cát..X..50kg(1 bao)/350kg = 114lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 6 thùng đá.


• Max250: ...xi mang: 390kg....cát:500lit....đá: 800lit....nước:185lit.

    Trộn cát: 500 lít cát..X..50kg(1 bao)/390kg = 64.1lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 3.5 thùng cát.

    Trộn đá: 800 lít cát..X..50kg(1 bao)/390kg = 102.5lít cát/1thùng sơn nước 18lit = 5.5 thùng đá.


• Max300: ...xi mang: 450kg....cát:500lit....đá: 800lit....nước:185lit.


  + chú ý cấp phối ghi trên bao ximang nha,chỉ dùng hãng: vincen hà tiên,insee(holcim),fico..


..........

  ••• Ví dụ 3:

        Quy ước về sơn nước và bột bã.


 * Bột bã:

 • bao 5kg,40kg.

  - bao 40kg, 1kg đi đuợc từ 0.8m2 ÷ 1.2m2/2 lớp của 1 bề mặt tường.

- 1m2 tường trong- ngoài mất: 2kg bột bã đi 2 lớp(dão,phủ).

- 1 bao 40kg/14÷16 lít nước.

- quy ước tiu hao khi trát cho từng loại hãng:

 • Mức độ tiêu hao là 0.8 ÷ 1.2 m2/1kg/đi 2 lớp. Tương đương với 1 bao 40 kg có thể trét từ 40 ÷ 50 m2.

 - nguồn gốc Hãng thường dùng: 

 + Nippon skimcoat:sine 1918 của nhật,vào việt nam 1994,nhà máy: khu công nghiệp biên hòa 2-đồng nai.

 + joton: là thương hiệu nhật bản,

,công nghệ sản xuất nhật bản,VN mua lại công nghệ và nhãn hiệu 1998. 

 + Việt mỹ: là thương hiệu việt nam,

,công nghệ sản xuất Mỹ,VN mua lại công nghệ 1990.

 + Davosa: của việt nam và công nghệ mỹ,úc.

+ maxilite,dulux,kova,expo..


 - cách pha: 

   trộn với nước tỷ lệ 1/3(1 bao 40kg trộn 14lit nước),dùng máy quấy đều cho sệt,sau đó quét 2 lớp lên bề mặt tường,lớp đầu là lớp dão dầy<7mm,sau trên 2-3gio đi lớp phủ thứ 2 là lớp hoạn thiện<5mm. Sau đó chờ khô khoản 1- 2 ngày rồi xả bằng tay hoặc máy.

 * lưu ý: 

 - 1m2 tường trét 1 mặt là 0.4kg/ 1lớp...0.8kg/ 2lớp

 - 1m2 tường trét 2 mặt: gần 2kg


*  Sơn nước,sơn dầu:

- bình: 5lit,18lit,200lit

- ước tính trung bình:

 • 1 thùng 5lit đi được: 25m2/1 lớp ÷ 12.5m2/2 lớp. 

 • 1 thùng 18lit đi được: 90m2/1 lớp ÷ 45m2/2 lớp.


 - 1 lít lăn một nước ở 1 bề mặt:5m2

 – 1kg sơn dầu được 3-5 m2 dành cho thợ kém

 – 1kg sơn được 6-8 m2 đánh giá thợ trung bình…

 – 1kg sơn được 9-10 m2 dành cho thợ thi công chuyên nghiệp. Rất nắm vững về dụng cụ và các dòng sản phẩm

 - Đối với dự toán công trình, nên lựa chọn định mức 1kg sơn được 6 m2. Đây là định mức tương đối chính xác.

- 1 thùng sơn  mịn 18 lít sẽ sơn được 60 m2 – 70 m2 với 2 lớp sơn


- 1 thùng sơn  lót 18 lít  sẽ sơn được 80 m2 – 90 m2 với 2 lớp sơn


- 1 thùng sơn bóng 18 lít  sẽ sơn được 90 m2 – 100 m2 với 2 lớp sơn


- 1 thùng sơn chống thấm 18 lít sơn được tầm 80 đến 100 mét vuông 2 lớp


 - Nguồn gốc hãng thường dùng:

  + Dulux: sine 1918 của Úc-Anh và 2008 thuộc tập đoàn AkzoNobel(hà lan),vào VN 1990,nhà máy: mỹ phước 2-bến cát-bình dương.

 + kova: sine 1993 của việt nam,nhà máy: nhơn trạch-đồng nai,bắc từ liêm-hà nội.

 + mykolor: của Mỹ thuộc tập đoàn 4 oranges(mỹ) vào VN 2004,nhà máy tại đức hòa-Long an.

 + jotun: sine 1920 của Na uy và vào VN 1994.nhà máy: tân uyên-bình dương,hiệp phước-nhà bè.

 + nippon: sine 1918 của nhật,vào việt nam 1994,nhà máy: khu công nghiệp biên hòa 2-đồng nai.

 + maxilite: sine 1937 Anh, thuộc tập đoàn AkzoNobel(hà lan),vào VN 1994,nhà máy: mỹ phước 2-bến cát-bình dương

 + expo: của Mỹ thuộc tập đoàn 4 oranges(mỹ) vào VN 1994,nhà máy tại đức hòa-Long an.

 - Giá bán:

 + sơn lót kháng kìm:

    • thường:...>130 ngàn/lít

    • đặt biệt:...> 180 ngàn/lít

 + sơn trong nhà:

    • thường:...> 130 ngàn/lít

    • đặt biệt:...>250-400ngàn/lít.

 + sơn ngoài trời:

    • thường:...> 160 ngàn/lít

    • đặt biệt:...>300-450ngàn/lít.

 + sơn dầu

    • thường:...> 120 ngàn/lít

    • đặt biệt:...>300-600ngàn/lít.


 * Sơn giã đá,giả gỗ:

   • hãng: KOVAN(sine 1993 của việt nam,nhà máy: nhơn trạch-đồng nai,bắc từ liêm-hà nội).

   -  Công việc:

     •Bước 1: Trét 02 – 03 lớp mastic dẻo KOVA không nứt chân chim để làm phẳng bề mặt thi công. Mỗi lớp cách nhau 4 – 6 giờ và để khô 8-12 giờ.


      • Bước 2: Sau khi đã làm phẳng bề mặt tường, cần chà nhám lại, phủi sạch bụi và dùng khăn ẩm lau sạch bụi mastic. Điều này giúp đảm bảo sơn lót và sơn giả đá sẽ bám chắc lên tường.


     • Bước 3: Lăn 01 lớp sơn lót kháng kiềm K-109 (trong nhà) hoặc K-209 (ngoài trời) màu trắng hoặc theo màu giả đá, để khô từ 4 – 6 giờ.


     • Bước 4: Dùng súng phun hoặc bay trét sơn giả đá lên tường.


     • Bước 5: Dùng rulô nhúng nước sạch lăn lại để làm phẳng bề mặt giả đá. Để giả đá khô ít nhất 24 giờ rồi dùng giấy nhám vải xả nhám.


     • Bước 6: Phủ 01 lớp kéo bóng hệ dầu. Không được để lớp sơn mới thi công tiếp xúc với mưa/nước ít nhất 8 giờ sau khi thi công.


     - giá thi công trọn vẹn: 

  + Sơn giả đá nghệ thuật

      • Giá Sơn hãng Clear Kova:

.....600.000đ/1m dài(>50 dài).

.....850 .000đ/1 m dài(<50 dài).

      • giá Sơn tinh màu tổng hợp Clear Kova: 

.....600.000đ/1m dài(>10 m2).

.....850 .000đ/1 m dài(<10m2).

     • Khối lượng > 50m dài chỉ: 200.000


................................

4... Biết chọn và gắn hệ thống điện,đèn,CB.


  * Aptomat CB:

   - cách chọn aptomat: (gọi là cường độ dòng điện viết tắc i,đơn vị: A).

         I = P/U... là chọn đuợc aptomat bao nhiêu A.

    Trong đó: 

     • P: công suất tiêu thụ của các thiết bị cộng lại.(kw,w)

     • U: hiệu điện thế dòng điện sử dụng thường 220V.

   - Cách chọn dây điện: 

     • cách 1:

     lấy aptomat có  A đã chọn/6= thiết diện dây.

     • cách 2:

     Lấy công suất tổng P/1.3cu= là ra thiết diện dây.


   - có 7 loại:

 • CB: cầu dao tự động ngắt mạch điện quá tải ở dòng điện thấp,( chủ yếu 1pha).

 • MCB: là cầu dao tự động dạng tép,ngắc mạch quá tải <100A,(1pha,2pha,3pha).

 • MCCB: là cầu dao tự động dạng khối,ngắc mạch quá tải >100A.

 • ELCB: là cầu dao tự động dạng tép,ngắc mạch quá tải <100A,nó đuợc gắn bộ cảm biến ngắt dòng rò ở độ nhạy cảm cao có chức năng chống giật,lưu ý không đuợc đấu ngược.(1pha,2pha,3pha).

 • RCCB: là cầu dao tự động dạng khối,ngắc mạch quá tải <100A,nó đuợc gắn bộ cảm biến ngắt dòng rò ở độ nhạy cảm cao có chức năng chống giật,lưu ý không đuợc đấu ngược.(2pha,4pha).

 • RCBO: là cầu dao chống rò dòng điện, là thiết bị bảo vệ điện vừa có khả năng bảo vệ ngắn mạch, quá tải vừa có khả năng chống dòng rò.

 • RCD: là một thiết bị hỗ trợ và luôn gắn kèm với các thiết bị MCCB hay MCB và có chức năng bảo vệ chống dòng rò.


..........................

5... Cách chọn công suất máy lạnh:

 * cách tính chọn máy lạnh cho phòng:(đơn vị: BTU/h)

  - 1m3 = 200btu/h

  - giá trị quy ước: 

  + gia đình 45m3 = 9000btu/h= 1Hp.

  + quán xá 30m3 = 9000btu/h= 1Hp.

  + khách sạn 35m3 = 9000btu/h= 1Hp.

  - ?Hp(sức ngựa)= V/(giá trị quy ước)...

- Máy lạnh 1 ngựa (1 Hp) = 9000 Btu cho phòng 36m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 3m x dài 4m x cao 3m

- Máy lạnh 1,5 ngựa (1,5 Hp) = 12000 Btu cho phòng 54m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 5m x dài 4m x cao 3m

- Máy lạnh 2 ngựa (2 Hp) = 18000 Btu cho phòng 72m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 5m x dài 5m x cao 3m

.....................

BÙI LONG(bùi thụy hòang long):0961200667-0934182225 chuyên về xây dựng: thiết kế,thi công,tư vấn giám sát.


.........................

   6.... BỒN NƯỚC-BƠM NƯỚC- bồn nước năng lương mặt trời VÀ KÍCH CỠ CÁC LOẠI ỐNG THƯỜNG DÙNG TRONG CẤP THOÁT NƯỚC NHÀ PHỐ:

- Ống cấp từ đồng hồ vào bồn nước : Ø27.

- Ống cấp từ máy bơm nước lên bồn nước trên mái nhà : Ø27.

- Ống cấp đứng từ bồn nước mái xuống tầng dưới :kích cỡ lỗ từ bồn ra #49,ống lộ đi cấp Ø42 giảm dần còn Ø34,các ống nhánh nằm ngang Ø27, đến thiết bị là Ø21.

- Ống cấp nước nóng đứng từ máy năng lượng mặt trời xuống tầng dưới : Ø25 giảm dần còn Ø25, các ống nhánh nằm ngang và đến thiết bị là Ø20.

• PPR: phi 20,25,32,40,50,63,75,90,110,125,140,160,180,200..

- Ống thoát bồn cầu là Ø110. Cách 30cm so với tường nằm sau lưng tường của bồn,cao chờ lỗ 15cm,cao ống cấp nước:+20-30cm.

- Ống thoát sàn là Ø90 và gồm phễu thu.

- Ống thoát lavabo là Ø42 & Ø34,Đầu chờ thoát nước lavabo: +0,530-0,55, cao đặt lavobo 850mm/người châu á.

. - Ống thoát chậu rữa chén là Ø60,cao chờ : +0,4-0,5 m,

- Ống thoát hơi từ hầm phân đi lên là Ø27,34.

- có 2 ống thoát sinh hoạt: một là thoát phân Ø 110,hai là thoát sàn Ø90, phụ kiện: lơi, hạ ống,y nối,tê…

- ống thoát bồn tắm: Ø60

– Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m

  – Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm

  – Đầu chờ cấp nước  sen tắm: +0,75 m (70-84cm),tim lanh-nóng: 15cm đăt phẳng.

   – Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m

  – Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m

  – Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm.


**

  Bơm nước lên bồn:

   • dùng máy banasonic 130w-250w,nối trực tiếp vào ống thủy cục hoặc bồn âm và hướng còn lại là ra

  • phụ kiện: 2 ren(răng) ngoài #34 đầu ra #27,2 cái khoá nước đâu ra #27,2 cái zắc co đầu ra # 27 phòng  khi máy hư để tháo,1 cái van khoá 1 chiều ren ngoài đầu ra # 27gắng bên đầu nước ra của bơm, phòng nước trên bồn dội ngược lại.

• ống bơn lên bồn #27, dùng lơi-co để nối,tránh dùng nhiều co nhé.


** 

   BƠM TĂNG ÁP CHO NƯỚC:

 • dùng máy panasonic 135w-200w,có thiết bị rơ le ngắt tự động và có thể chỉnh khi nó nó tắc mở không đều.

 • vị trí: đặt gần bồn nước đầu vào tiếp với ống nước ra của bồn,đầu ra tiếp với nước xuống sinh hoạt.

  • phụ kiện: 2 ren(răng) ngoài #34 đầu ra #27,2 cái khoá nước đâu ra #27,2 cái zắc co đầu ra # 27 phòng  khi máy hư để tháo.

 • chỉ dùng khi bồn nước thấp hơn 3met, nước yếu không dùng máy giặt được.


** 

  Máy Năng Lượng Mặt Trời:

• 2 loại: ống thủy tinh(loại #58,#70 )và tấm phẳng.

• Bồn chính 130l- 300lit tròn dài,bồn phụ 60lit, bồn bằng inox,ống thủy tinh hoặc tấm phẳng đặt dọc nhận nhiệt lượng trực tiếp từ mặt trời theo nguyên tắc đối lưu nhiệt, chân bằng thép cao 800mm-1.2met  đặt nghiêng 30°-35° theo dốc mái.

• bồn có 3 lỗ: 1 "thấp" là nước vào dùng cây ty răng ngoài #27 kèm với phụ kiện PPR co răng ngoài #27 để ra,nối với van đồng răng trong #27 1 chiều......  1 "giữa" là nước ra sử dụng phụ kiện cây ty răng ngoài #27 kết hợp với 1 co rằng trong PPR #27 đầu ra #25 cho ống nước sinh hoạt......1 "đỉnh" là ống thông hơi,phụ kiện cây ty#27,co ra #25,ống nối #25.

 • Lưu ý: Khi bắt bồn phụ 60lít chứa nước từ thủy cục lên và cấp cho bình chính,ta không cần dùng van 1 chiều,ống cấp vào chỗ bình chính loại ống #25 PPR,cấp vào chỗ bình phụ loại ống  #27 PVC có đặt phao cơ thế hệ mới kết hợp với bơm tăng áp để đẩy nước vào nếu bồn cao hơn bồn chính sinh hoạt.


** 

   Cách bắt phao nước cơ và tự động:


- Phao cơ: chỉ bắt với máy bơm tăng áp

   • phao truyền thống: có 1 cây bóng mũ để đóng khi nước đầy,phao được bắt trong lòng bồn,nước được chảy qua trực tiếp của ống nước dẫn phao,phụ kiện gồm ống-co-lơi #27.

 • phao thế hệ mới: gồm 1 bộ nguyên khối,gắng ở trong bồn,phụ kiện ống-co-lơi để liên kết.


- Phao từ động(rờ le ngắt mở)

 • gồm 2 phao đặt trong bồn qua sợi dây cước,bộ phận tắc mở đặt phía ngoài trên đỉnh bồn và được đấu nối với nguồn điện

• bộ phận công tắc phít cắm chỉ đấu 1 đường dây nóng qua với dây điện của máy bơm dạng thường và nguồn điện chính là được.


...........................

8... CHIỀU CAO LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN :

- Cao độ chuẩn của công tắc là 1,3m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ công tắc.

- Cao độ chuẩn của các ổ cắm thông thường là 300 tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm.

- Cao độ chuẩn của các ổ cắm trên tủ đầu giường là 650 tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm. (Vì tủ đầu giường hay còn gọi là bàn đêm có cao độ khoảng từ 450-500).

- Cao độ chuẩn của các ổ cắm trên bàn bếp là 1,2m tính từ mặt bếp hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm. Bạn cũng có thể canh theo mép gạch men ốp tường cho dễ cắt gạch nhưng phải đủ cao hơn chiều cao nồi đặt trên bếp.


...........................

9. Quy chuẩn đặt tủ bếp trên và dưới:

       • Bàn bếp: ngang tùy ý,dọc 610mmm,cao hoàn thiện 810mmm(gồm cao chân và mặt đá 20mm).

       • Tủ kệ phía trên bếp:  cao đỉnh 2200mm,dọc 350mm,đáy 1500mm.

       

............................

9..... Nắm được toàn bộ quy trình thi công từ a-z:

- trình tự như sau: 

+ Tổ chức công trường, làm lán trại cho công nhân

+ Vệ sinh mặt bằng thi công, định vị tim, móng, cọc

+ Đào đất móng, dầm móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước.

+ Đập đầu cọc BTCT (nếu có)

+ Đổ bê tông đá 4 × 6 mác 100 dày 100 mm đáy móng, dầm móng, đà kiềng

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông móng, dầm móng, đà kiềng

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông đáy, nắp hầm phân, hố ga, bể nước

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông cột, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng mái

+ Sản xuất, lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông cầu thang và xây bậc bằng gạch thẻ (không tô bậc)

+ Xây toàn bộ tường bao, tường ngăn chia phòng, vệ sinh toàn bộ công trình

+ Tô vách toàn bộ công trình và hoàn thiện thi công mặt tiền

+ Cán nền các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh

+ Chống thấm sàn sân thượng, vệ sinh, mái, ban công

+ Lắp đặt dây điện âm, ống nước lạnh âm (không bao gồm hệ thống nước nóng), cáp mạng, cáp truyền hình, dây điện thoại âm (không bao gồm mạng LAN cho văn phòng, hệ thống chống sét, hệ thống cho máy lạnh, hệ thống 3 pha, điện thang máy).

++ phần công hòan thiện:

+ Nhân công lát gạch sàn, len chân tường các tầng (chủ nhà cung cấp gạch, keo chà jont, phần vữa do nhà thầu cung cấp)

+ Nhân công ốp gạch gạch trang trí mặt tiền và phòng vệ sinh (chủ nhà cung cấp đá, keo chà jont, phần vữa hồ nhà nhà thầu cung cấp)

+ Nhân công sơn nước toàn bộ ngôi (không bao gồm sơn gai, sơn gấm. Thi công 2 lớp bả Mactic, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ – không sơn lót khu vực

trong nhà)

+ Nhân công lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh (lắp đặt lavabo, bồn cầu, van khóa, vòi sen, vòi nóng lạnh, gương soi và các phụ kiện, không bao gồm lắp đặt bồn nước nóng)

+ Nhân công lắp đặt hệ thống điện và đèn chiếu sáng (lắp đặt công tắc, ổ căm, tủ điện, MCB, quạt hút, đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn lon – không bao gồm lắp đặt đèn chùm trang trí)

+ Nhân công lắp đặt hệ thống ống nước nóng (nếu có)

+ Nhân công lợp ngói mái, tole mái (nếu có)

+ Dọn dẹp vệ sinh công trình hàng ngày

+ Vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao

+ Bảo vệ công trình trong quá trình thi công


......................................

Quý IV trong 2020 như sau:

............

 * Giá tiền công nhân: 

 + thợ hồ: 

    • thợ ép:  

380-(420)-430ngan/ngày

    • thợ biết xây,tô chuẩn:

450ngan-(470)ngan-500ngan/ngày tùy theo công việc dài,ngắn khác nhau.

    • thợ xây đa năng(xây-tô-phào chỉ-áp mái-điện nước...):  

470-(500)-520ngan-550 ngan/ngày tùy theo công việc dài,ngắn khác nhau


  +phụ hồ:

     • chưa biết việc hay chỉ biết chập chởn:

(280)-290-300ngan/ngày

     • phụ biết làm việc:

300-(350)-360-370ngan/ngày tùy theo công việc dài,ngắn khác nhau.

     • phụ siêng,phụ toàn năng,phụ đạt giỏi cực đỉnh: 

(370)-380-390ngan/ngày tùy theo công việc dài,ngắn khác nhau.


   + Cai công trình: 550-570-(600) -680 ngàn/ ngày tùy theo tính chất công việc.


  + Thợ+ phụ làm cốp pha:

   • thợ: 480-(500)-550 ngàn/ ngày tùy theo tính chất công việc.

   • phụ: 280-300-320 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.


  + Thợ -phụ sơn nước: 

   • Thợ sơn nước: 450- (480)  -500-550-600-650-700-800 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.

   • phụ sơn nước: (300)-320-350 ngan/ngày tùy theo tính chất công việc.


   + Thợ + phụ đóng làm trần,vách thạch cao:

   • Thợ: 450-480-(500)-550 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.

   • Phụ: (250)-260-280 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.


   + Thợ làm đá hao cương:

    • thợ: 550-(580)-600 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.

    • phụ: 280-300-(320)-350-370 ngàn/ngày tùy theo tính chất công việc.


   + phụ lao động chung chung theo thời vụ:

  • 320-35cm ngày/ngày tùy theo tính chất công việc.